Nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị dứt điểm hôi miệng
Hôi miệng, hơi thở có mùi hôi khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng tới tâm lý, công việc. Vậy chúng bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Có cách nào để trị không? Phòng ngừa như thế nào để không bị mắc bệnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Chứng hôi miệng là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nha khoa tổng quát, có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc chứng hôi miệng mãn tính. Không chỉ gây ra tình trạng mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp và tâm lý của người bệnh, chứng hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng.
1
Những nguyên nhân gây ra hôi miệng
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Tình trạng đánh răng và vệ sinh khoang miệng không sạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra hơi thở hôi. Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi.
Ăn, uống thức ăn có mùi
Cà phê, tỏi, cá, trứng, hành, đồ cay là những thực phẩm làm cho hơi thở của bạn có mùi. Nhiều thực phẩm góp phần làm cho hơi thở không thơm tho bằng cách giải phóng lưu huỳnh, một chất có mùi như trứng thối. Mùi của nó sẽ dính xung quanh miệng kể cả khi bạn đã đánh răng. Theo Viện Nha khoa tổng quát, chất allyl methyl sulfide trong cà phê, hành và tỏi có thể ở lại trong máu của bạn trong 72 giờ sau khi tiêu thụ.
Ăn nhiều đồ ngọt
Các nha sĩ cho biết các thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh... rất có hại cho răng miệng vì chúng gây ra tình trạng vi khuẩn ở trong miệng gây hôi miệng, đặc biệt là những loại kẹo dính.
Thực hiện chế độ ăn kiêng
Ăn nhiều chất đạm và ít carbs sẽ khiến cơ thể bị đốt cháy các chất béo để tạo năng lượng. Quá trình này sẽ khiến các chất thải được thải ra ngoài qua nước tiểu và hơi thở. Các chất thải này được ví có mùi như mùi hoa quả thối.
Hút thuốc lá
Những người hút thuốc thường không nhận ra rằng mùi thuốc là thường bám vào quần áo và đồ đạc, đặc biệt là hơi thở. Không những thế, hút thuốc làm mất lượng nước bọt khiến hơi thở của bạn trầm trọng hơn.
Uống rượu
Rượu, bia là đồ uống làm khô miệng, nhất là những loại rượu chứa đường còn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển..
Viêm xoang
Khi bệnh nhân bị viêm xoang nặng, mủ chảy ngược xuống họng và đọng thành dòng xung quanh vùng họng nhưng bệnh nhân không khạc ra được. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở có mùi hôi.
Viêm amidan
Khi cục amidan bị viêm, sưng to, nhiễm trùng, bề mặt lấm tấm mủ, cộng với cặn bã thức ăn tích tụ lại khiến vòm họng có mùi hôi, hơi thở nặng mùi. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ, các túi mủ, túi đờm ở các ngăn, hốc nhiều hơn, khiến miệng hôi gấp nhiều lần, hơi thở có mùi tanh như mủ.
Sỏi amidan (bã đậu amidan)
Sự xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng đục hoặc vàng nhạt xung quanh 2 túi amidan khiến cổ họng bị vướng, miệng có mùi hôi. Thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi bằng 1/2 hạt cơm màu vàng nhạt, rất hôi.
Viêm họng mãn tính
Bệnh nhân viêm họng lâu năm khiến cổ họng như có đờm vướng, ho và muốn khạc nhổ liên tục nhưng không khạc ra đờm được, hơi thở nặng mùi, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
Bị nghẹt mũi hoặc dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng, loại thuốc nhỏ chứa thuốc kháng histamine có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, khi sử dụng những loại thuốc này thường khiến vi khuẩn trú ngụ ở mặt sau của lưỡi cũng là tác nhân khiến bạn hôi miệng.
Trào ngược thực quản dạ dày - rối loạn tiêu hóa
Bệnh trào ngược axit trong dạ dày là do cơ thực quản bị suy yếu làm axit dạ dày bị sao lưu và trào ngược thực quản. Khi bị trào ngược axit dạ dày, bạn có thể mắc phải chứng ợ nóng, cảm giác nóng trong ngực và cổ họng, hoặc cảm giác vị chua trong miệng gây hôi miệng.
Ngoài ra, hôi miệng có thể xuất phát từ một số vấn đề khác trong nội tạng như hở van dạ dày, nóng gan, đây là những bệnh lý hết sức nguy hiểm, cần thăm khám và điều trị kịp thời.
2
Các cách điều trị hôi miệng
Hôi miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người nên có rất nhiều phương pháp giúp chúng ta đánh bay mùi hôi miệng đáng ghét và đem lại hơi thở thơm mát dài lâu. Trong đó, phải kể đến một số cách điều trị hôi miệng hữu hiệu bằng những nguyên liệu đơn giản tại nhà như nước súc miệng, chanh, trà xanh, mật ong và quế.
- Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi do trong vỏ bưởi có chứa các tinh dầu giúp khử mùi hiệu quả, ngoài ra trong vỏ bưởi có chứa vitamin C giúp bảo vệ răng chắc khoẻ.
- Trị hôi miệng bằng nước vo gạo nhờ vitamin PP có trong nước vo gạo làm các mảng bám ở chân răng được tẩy sạch, nước vo gạo còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi.
- Trị hôi miệng bằng dầu dừa do dầu dừa có tính kháng khuẩn hiệu quả từ đó giúp đánh bay các vi khuẩn gây mùi, ngoài ra dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất giúp làm trắng răng.
3
Một số cách phòng ngừa hôi miệng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, nên sử dụng tăm, chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẽ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.
- Nên dùng chỉ nha khoa trước hay sau khi đánh răng
- Hướng dẫn vệ sinh lưỡi hiệu quả đánh bay mùi hôi miệng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt... Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.
- Nên khám răng đều đặn 6 tháng/1 lần để trị sâu răng, cạo vôi răng khi cần. Đồng thời, khi có biểu hiện hôi miệng kèm theo triệu chứng đau ở các cơ quan khác trong cơ thể cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Hôi miệng nếu không kịp thời điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, với những thông tin hữu ích trên hy vọng các bạn có thể có được cách chữa trị hay cách phòng ngừa tốt nhất cho chính bạn và gia đình.
Tham khảo một số sản phẩm chăm sóc răng miệng có bán tại Bách hoá XANH: