Tip hay

Nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa dị ứng

Nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa dị ứng

Dị ứng nấm mốc là tình trạng phổ biến nhiều người có thể mắc phải. Cùng Tip Hay tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhé!

Nấm mốc xuất hiện ở nhiều nơi trong nhà gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia đình bạn. Một số người thậm chí còn gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng do nấm mốc gây ra. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa tình trạng này nhé!

1 Nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc

Dị ứng nấm mốc là phản ứng miễn dịch khi cơ thể được kích hoạt các kháng nguyên chống lại bào tử nấm mốc. Cụ thể, khi bạn hít phải nấm mốc trong không khí, cơ thể sẽ nhận diện và tạo ra các kháng thể để chống lại chúng trong lần này cũng như những lần sau. Một số loại nấm mốc phổ biến gây dị ứng là aspergillus, cladosporium, alternaria,...

Những nguyên nhân chính gây dị ứng với nấm mốc bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Tiền sử trong gia đình có người gặp phải tình trạng dị ứng nấm mốc.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường xung quanh bạn như chỗ làm việc tồn tại nhiều nấm mốc như xưởng gỗ, sửa chữa nội thất, tiệm làm bánh, chế biến sữa,...
  • Nhà ở: Nơi sinh sống cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị dị ứng với nấm mốc khi nhà ở có độ ẩm cao dẫn đến sự hình thành của nấm mốc. Ngoài ra, nhà kín gió và ẩm ướt cũng khiến nấm mốc phát triển nhanh chóng.

Nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốcNguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc

2 Triệu chứng dị ứng nấm mốc

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng nấm mốc thường tương tự như những loại dị ứng đường hô hấp, cụ thể:

  • Hắt xì liên tục
  • Ho
  • Sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Ngứa mũi, ngứa họng và ngứa mắt
  • Cay mắt và chảy nước mắt
  • Da khô ráp, ngứa và nổi mẩn đỏ

Các triệu chứng của dị ứng nấm mốc sẽ khác nhau tùy vào cơ thể của mỗi người. Bạn có thể gặp những triệu chứng kể trên khi thời tiết bên ngoài hoặc nhà ở bị ẩm ướt vào những thời điểm nhất định trong năm. Trường hợp bạn bị dị ứng nấm mốc và hen suyễn, tình trạng dị ứng có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

Triệu ứng của dị ứng nấm mốcTriệu ứng của dị ứng nấm mốc

3 Dị ứng nấm mốc có nguy hiểm không?

Dị ứng nấm mốc có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Những biến chứng thường thấy ở người bị dị ứng nặng bao gồm:

  • Khiến bệnh hen suyễn nặng hơn: Một số người bị hen khi tiếp xúc với nấm mốc sẽ gây ra các cơn hen nặng, từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở khò khè hay tức ngực.
  • Viêm xoang: Nấm mốc có thể khiến bạn hắt hơi, sổ mũi liên tục dẫn đến viêm xoang.
  • Dị ứng với aspergillosis phế quản phổi: Đây một bệnh nhiễm trùng cơ hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp và phổi.

Dị ứng nấm mốc có nguy hiểm không?Dị ứng nấm mốc có nguy hiểm không?

4 Cách phòng ngừa dị ứng nấm mốc

Một số nghiên cứu cho thấy những phương pháp sau sẽ hạn chế tình trạng dị ứng nấm mốc, cụ thể:

  • Sử dụng máy hút ẩm, máy làm sạch không khí để căn nhà được thoáng đãng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng máy điều hòa có chứa bộ lọc không khí HEPA để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm mốc.
  • Vệ sinh sạch sẽ những khu vực ẩm ướt và không để ống nước bị rò rỉ.
  • Sử dụng quạt thông gió cho phòng tắm và luôn giữ phòng tắm khô ráo, sạch sẽ. Nếu không có quạt thông gió, bạn nên lắp thêm cửa sổ và mở cửa sổ ra khi sử dụng nhà tắm để khí được thoát ra.
  • Không để nước và các chất bẩn xâm nhập vào khu vực ở bằng cách vệ sinh lối ra vào hoặc lu nước, máng xối nước, thường xuyên quét lá cây rụng,..

Cách phòng ngừa dị ứng nấm mốcCách phòng ngừa dị ứng nấm mốc

Trên đây là bài viết về những nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa dị ứng mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Nguồn: Vinmec.com

Từ khóa: Nguyên nhân gây dị ứng với nấm mốc và cách phòng ngừa dị ứngdị ứng nấm mốcdị ứng với nấm mốc