Nguy hiểm cháy nổ khi cho nước ngọt có gas vào ngăn đá tủ lạnh
Rất nhiều chúng ta có thói quen để bia, nước ngọt vào ngăn đá tủ lạnh để ướp lạnh cho ngon miệng. Hậu quả thật khó tưởng tượng được, chúng có thể nổ bất cứ lúc nào. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng sao cho đúng, các bạn hãy nên đọc bài viết của Tip Hay dưới đây nhé.
Vì sao nước ngọt, bia lại có thể bị nổ trong ngăn đá tủ lạnh?
Một vụ cháy nổ thương tâm gần đây là cậu bé đã để một lon nước ngọt bật sẵn trong tủ lạnh. Chiếc lon đột ngột phát nổ, miệng của cậu bé đã bị các mãnh vỡ của lon nước ngọt ấy làm rách da rất nghiệm trọng, cậu bé đã phải may hơn 38 mũi.
Còn rất nhiều tai nạn liên quan đến việc để nước ngọt, bia trong tủ lạnh khác. Tuy nhiên, nguyên nhân đã được chúng tôi tìm hiểu như sau:
- Đầu tiên, khi nhiệt độ nước giảm, khối lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, sau khi nước coca bị đông đá, khối lượng của nó sẽ tiếp tục tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng sẽ phát nổ.
- Thứ hai, khi chất lỏng đóng băng (hoặc đóng băng một phần), độ hòa tan khí sẽ thay đổi, khí Carbon dioxide trong đồ uống có gas sẽ được giải phóng ra, làm tăng áp lực trong lon. Cùng với sự gia tăng về khối lượng của chất lỏng, lon đựng nước sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Lúc này khi mở lon nước giải khát có gas ra, rất dễ phát sinh nguy hiểm.
Cách phòng chống những tai nạn cháy nổ từ chiếc tủ lạnh của bạn
Để phòng chống những tai nạn như thế thì trước tiên bạn cần nên chú ý ở những đặc điểm sau:
- Tuyệt đối không được đưa các lon nước ngọt, bia vào trong ngăn đá tủ lạnh (lon bằng nhôm hoặc chai thủy tinh). Vì ở trạng thái nào cũng sẽ rất dễ phát nổ trong ngăn đá tủ lạnh.
- Nếu muốn ướp lạnh nước ngọt hoặc bia bạn có thể dùng 1 xô, chậu, thùng nhỏ để ướp sẽ an toàn hơn. Và chú ý không nên sốc các lon nước ngọt, bia quá mạnh. Vì những lon nước này khi bị va chạm mạnh, phần vỏ lon khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và lực nén bên trong vẫn có khả năng sẽ bị nổ.
- Có thể để nước ngọt, bia trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên không được để ngày này qua ngày nọ quá lâu, hoặc các lon nước ấy đã bị sốc quá nhiều thì cũng không nên để trong tủ lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra tủ lạnh nếu có thấy các dấu hiệu bất thường như lạnh quá mức hoặc không lạnh. Nên chọn những nơi uy tín để sửa chữa hoặc bảo hành.
- Tủ lạnh bạn nên đặt xa các nguồn sinh nhiệt như (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) 1 - 3 m, cách xa tường 10 - 15cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh không gian quá ẩm.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng sẽ không có tai nạn thương tâm nào liên quan đến tình trạng này nữa. Đặc biệt là các trẻ nhỏ, các bé khi chưa được hiểu biết và làm theo thói quen sẽ hay bỏ các lon nước ngọt có gas vào tủ lạnh để uống. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn bé thật rõ ràng và tập dần cho trẻ từ bỏ thói quen xấu này nhé.
Xem thêm: Làm sạch nhà tắm: Đổ giấm vào bồn cầu, bất ngờ sẽ đến