Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Công dụng của rau muống
Nhiều người thắc mắc bị bệnh tiểu đường có ăn được rau muống không? Công dụng của rau muống đối với người bệnh tiểu đường là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Rau muống là loại rau phổ biến và quen thuộc với mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại rằng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì có thể ăn rau muống được không? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1
Người tiểu đường có ăn được rau muống không?
Rau muống là một loại rau thơm ngon, dễ ăn và phù hợp cho nhiều đối tượng. Đây là loại rau ít calo, chỉ số đường huyết GI thấp, nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, protein, canxi... Theo Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh - Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare, rau muống rất giàu chất xơ và chất chống oxy hoá, do đó ăn rau muống giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết và các biến chứng hiệu quả.
Ngoài ra, trong rau muống còn chứa một hợp chất tương tự insulin giúp điều hòa lượng đường huyết trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được rau muống.
Bên cạnh đó, theo Đông y, rau muống là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và giúp điều trị tiểu đường hiệu quả.
2
Lợi ích của rau muống với người bệnh tiểu đường
Rau muống mang đến một số lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường như sau:
- Bổ sung nhiều loại vitamin, chất khoáng, các hợp chất và đặc biệt là 8 loại axit amin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm viêm, hạ huyết áp tránh được nguy cơ biến chứng từ tiểu đường.
- Giảm tỉ lệ mắc các bệnh nan y.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.
- Giúp sáng mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể do biến chứng của tiểu đường.
- Giảm lượng cholesterol, chỉ số mỡ máu.
- Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng cho việc giảm cân, hỗ trợ kiểm soát cân nặng do lượng calo có trong rau rất thấp.
3
Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn rau muống
Tuy có rất nhiều lợi ích cho cơ thể bệnh nhân, nhưng cũng có một số lưu ý khi ăn rau muống để tránh phản tác dụng:
- Chú ý rửa rau thật sạch, nấu chín trước khi dùng bởi rau muống có thể chứa các loại ký sinh trùng, thuốc trừ sâu.
- Bệnh nhân có vết thương hở, điều trị nội - ngoại khoa đang trong quá trình hồi phục không nên dùng rau muống để tránh bị sẹo.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc Đông y nên tìm hiểu kĩ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn rau muống để tránh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc đang sử dụng.
- Nên tìm mua rau ở những nơi uy tín, sạch sẽ vì rau muống có thể bị nhiễm kim loại, nhiễm khuẩn khi trồng ở những nơi ô nhiễm.
- Những bệnh nhân bị gout, sỏi thận, xương khớp, viêm đường tiết niệu nên hạn chế ăn rau muống.
- Nên chú ý liều lượng ăn bởi rau muống còn có tính hàn và nhuận tràng khá mạnh. Do đó, nếu ăn nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.
Thông qua bài viết, Bách hóa XANH đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích với bạn.
Nguồn: Hellobacsi.com