Người bị quai bị nên kiêng gì, ăn gì để mau hồi phục
Quai bị dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Cùng tìm hiểu người bị quai bị kiêng gì để mau chóng hồi phục nha!
Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không điều trị kịp thời và ăn kiêng đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu xem người bị quai bị nên kiêng ăn gì để mau hồi phục nhé!
1
Người mắc bệnh quai bị nên kiêng ăn gì?
Khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh quai bị có thể khiến người bệnh đau đớn, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, không thể nói chuyện bình thường. Bệnh nhân quai bị bên cạnh việc nghỉ ngơi cần thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý. Theo VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, bệnh nhân cần tuyệt đối tránh những thực phẩm sau:
Đồ chua cay, nóng và tanh
Ăn thức ăn có tính axit hoặc cay sẽ kích thích tuyến nước bọt và tăng tiết nước bọt. Điều này vô tình khiến cho việc hoạt động trở nên khó khăn hơn trong khi tuyến nước bọt bị suy yếu, sưng tấy và đau nhức ngày càng nhiều.
Các loại thực phẩm như ớt, tiêu, hải sản khiến dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn, người bệnh bị nóng trong người và cơ thể mệt mỏi hơn.
Thực phẩm làm bằng nếp
Gạo nếp là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe nhưng người bị quai bị không nên ăn. Chế độ ăn kiêng từ gạo nếp sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tuyến mang tai và tăng thời gian điều trị của bệnh nhân.
Thịt gà
Thịt gà dai và cần được nghiền nát với sức nhai nhiều hơn bình thường. Đây là một điều bất lợi cho bệnh nhân quai bị, vì giai đoạn này bệnh nhân ăn uống khó khăn, thịt gà khiến người bệnh khó nhai và nuốt. Thêm vào đó đây còn là thực phẩm khó tiêu không tốt cho người bệnh.
2
Người bị quai bị nên ăn gì để mau hồi phục?
Nếu mắc bệnh quai bị, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần phải sử dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Người bệnh cần tiếp tục tìm hiểu những thực phẩm cần ưu tiên để chữa bệnh quai bị nhanh chóng.
Các loại thực phẩm được khuyến cáo mà người bệnh nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là:
Ngũ cốc và những món ăn được chế biến từ đậu
Các món ăn từ đậu khá giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, nó được coi là một phương thuốc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt, củ đậu còn có khả năng tăng sức đề kháng cho người bị quai bị. Ngoài ra, các loại ngũ cốc và đậu có tính đàn hồi cao hơn và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Do đó, đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe người mắc bệnh quai bị.
Thức ăn dạng lỏng
Bệnh nhân mắc quai bị thường sốt cao, tâm trạng bất ổn, khó tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể. Thịt bò bằm, súp trứng, rau củ v.v.
Khuyên người bệnh trong thời gian này nên ăn nhiều và chia làm nhiều lần. Nên nhớ rằng trong thời gian này, hệ tiêu hóa cũng rất nhạy cảm và cần chú ý điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Nếu có dấu hiệu cải thiện, bạn không nên chuyển sang thức ăn cứng và bám sát chế độ ăn cũ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu vitamin A, C và các loại rau xanh
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Rau xanh cũng rất giàu chất xơ và vitamin A giúp nhanh chóng lập lại cân bằng sức khỏe cho cơ thể.
Đối với bệnh nhân quai bị, việc bổ sung các loại rau củ quả cũng rất quan trọng để giảm thời gian điều trị bệnh. Người bệnh nên ưu tiên uống nước cam, ăn bưởi, rau mồng tơi, bí đỏ… Người bệnh có thể sử dụng mướp đắng để chế biến các món ăn bổ dưỡng cho cơ thể cũng rất tốt cho sức khỏe. Những món ăn này nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tham khảo thêm:
Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì?
3
Bị quai bị nên kiêng làm gì để nhanh khỏi bệnh?
Tránh gió và nước lạnh
Gió và nước lạnh là hai tác nhân khiến vùng quai bị sưng tấy và đau hơn. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý mặc quần áo dài tay để chắn gió khi ra ngoài, hạn chế tối đa nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, không nên kiên tắm, bệnh nhân quai bị cần phải đặc biệt chú ý vệ sinh hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Thay vì tắm nước lạnh, người bệnh nên tắm nước ấm.
Không hoạt động mạnh
Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh nên điều chỉnh lại công việc và thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi và nâng cao sức đề kháng với bệnh. Biến chứng quai bị, sưng tinh hoàn, đau nhức ở nam giới không hiếm gặp do người bệnh vận động gắng sức. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến vô sinh.
Không tự dùng thuốc
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc tại nhà mà nên đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3
Những lưu ý khi điều trị bệnh
- Trong giai đoạn quai bị, người bệnh nên hạn chế hoạt động gắng sức, ngừng vận động cho đến khi khỏi bệnh, nghỉ ngơi đầy đủ để giảm cơn đau. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được nghỉ ngơi tại giường, đặc biệt nếu tinh hoàn bị đau hoặc sưng. Nếu không có thể xảy ra các biến chứng như viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, có thể gây vô sinh.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh quai bị hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Không có thuốc đặc trị, nhưng bác sĩ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng và tránh cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn quá mức.
- Người bệnh nên dùng thuốc đúng lúc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có thể, người bệnh nên được cách ly khỏi những người khác trong gia đình cho đến khi người đó hồi phục hoàn toàn.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm có đặc điểm là sưng các tuyến nước bọt. Rối loạn này phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 14, nhưng nó cũng phổ biến ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên hoặc một số người lớn tuổi. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc quai bị hàng năm là 10-40 ca trên 100.000 dân, chủ yếu ở miền Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù bệnh quai bị có tỷ lệ tử vong thấp, không quá 1 / 10.000 người, nhưng nhiều trường hợp nặng có thể gây viêm não, màng não, viêm nhiều tuyến.
Trên đây là những thông tin về người bị quai bị nên kiêng gì mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
Nguồn: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn