Người bị huyết áp cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Khi mắc bệnh cao huyết áp, nhiều người đã tìm đến các biện pháp y học để duy trì huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên chế độ ăn uống cũng có thể làm được điều đó đấy. Cùng tham khảo những thực phẩm người cao huyết áp nên ăn và nên tránh sau đây nhé.
Cao huyết áp là một trong những nhân tố gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, tai biến và các bệnh về thận. Nếu bạn đã chẳng may mắc căn bệnh nguy hiểm này thì chế độ ăn là một trong những vấn đề bạn nên lưu tâm để duy trì một sức khỏe dẻo dai và tránh những hậu quả của bệnh. Sau đây là danh sách những thực phẩm bạn nên ăn và nên tránh để duy trì huyết áp trong cơ thể nhé.
1
Người bị huyết áp cao nên ăn gì?
Ngoài việc có chế độ ăn phù hợp, tập luyện thể chất và kết hợp với các loại thuốc, người bệnh cao huyết áp nên bổ sung những thực phẩm sau vào khẩu phần ăn nhằm thuyên giảm tình trạng cao huyết áp lập tức hoặc trong thời gian lâu dài.
Tham khảo thêm:
Mỡ máu cao kiêng gì, ăn gì để tránh tai biến?
Quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất và dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin, một loại flavonoid.
Một nghiên cứu trong đó các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên hơn 34.000 người bị tăng huyết áp, và họ phát hiện rằng những người có lượng anthocyanin cao - chủ yếu từ quả việt quất và dâu tây đã giảm 8% nguy cơ bị huyết áp cao so với những người có lượng anthocyanin thấp.
Củ cải đường
Tạp chí tăng huyết áp (Hypertension) của Mỹ số cuối 04/2013 công bố một phát hiện mới của các chuyên gia ở Hiệp hội Nitric Oxide (NOS) Mỹ do giáo sư Gary Miller đứng đầu chứng minh được củ cải đường cũng như những loại rau xanh và trái cây có khả năng giảm huyết áp cho người bệnh, giúp máu lưu thông tốt hơn, mạch máu giãn ra.
Socola đen
Theo báo Sức khỏe và đời sống, trong hạt cacao chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật flavonoids - chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch và tăng cường lượng máu lên não.
Dùng một lượng khoảng 30g socola đen chất lượng cao (chứa ít nhất 70% ca cao) mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt bệnh cao huyết áp của bạn.
Yến mạch
Yến mạch là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và lượng natri thấp nên có khả năng hạ đường huyết.
Bạn có thể tham khảo một số công thức nấu yến mạch như cháo yến mạch cho buổi sáng hoặc ngâm qua đêm cùng với sữa (hoặc sữa hạt) cho thêm một ít quả mọng để ăn vặt.
Rau xanh
Một số loại rau xanh như cải bắp, thì là, cải xoăn, rau xà lách, rau chân vịt,... đều là những loại rau chứa nhiều kali. Nếu bổ sung các loại rau thường xuyên, lượng kali trong cơ thể bạn sẽ cao hơn natri, giúp trung hòa natri trong cơ thể. Nói cách khác, natri trong thận của bạn cũng có thể theo đường tiểu ra ngoài, giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Tỏi
Theo trang bệnh viện Nguyễn Tri Phương, một nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất allicin giúp tạo một số thay đổi như mạch máu giãn ra, các cơ trơn thư giản, từ đó huyết áp cũng giảm theo. Ngoài ra các triệu chứng như huyết áp tâm thu và tâm trương cũng có thể được cải thiện nhờ chiết xuất của tỏi.
Bạn hãy làm quen với việc ăn tỏi thường xuyên hơn cách cho vào các món xào, chiên, nước sốt,...
Thực phẩm giàu kali
Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì, kali có thể làm giảm tác dụng của natri và giảm áp lực trong thành mạch máu.
Các loại thực phẩm chứa nhiều kali có thể kể đến như chuối, trái bơ, cá chim, các loại đậu,...
Thực phẩm giàu Magie
Theo báo Sức khỏe và đời sống, magie là khoáng chất giúp các mạch máu mềm mại chở máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn, tránh tình trạng bị tắt nghẽn. Vì thế, thiếu magie cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp và một số bệnh lý liên quan.
Một số thực phẩm giàu magie bao gồm hạt hạnh nhân, đậu lăng, khoai tây (cả vỏ), sữa đậu nành, bánh mì,...
Tham khảo: Chế độ ăn cho người tiểu đường và huyết áp cao để đẩy lùi nguy hiểm
2
Người bị cao huyết áp nên kiêng ăn gì?
Muối
Natri trong muối rất cao và sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu nếu bạn ăn một cách thiếu kiểm soát. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, việc ăn nhiều muối trong khi bạn đang bị cao huyết áp có thể “làm tăng lượng natri tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây tăng huyết áp”.
Vì thế lời khuyên là bạn chỉ nên dùng lượng muối mỗi ngày ở khoảng dưới 5 - 6g.
Caffeine
Theo thông tin của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, caffeine có trong trà, cà phê, nước tăng lực có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp, và tệ hơn là các trường hợp đột biến huyết áp. Hơn nữa, nếu dùng các thức uống có chứa chất này lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp và tim mạch
Mỡ động vật
Mỡ động vật có nhiều công dụng trong cuộc sống và nấu ăn tuy nhiên đây là “khắc tinh” của các bệnh nhân cao huyết áp vì chúng chứa nhiều cholesterol, gây ra căn bệnh xơ vữa mạch máu, bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Nội tạng động vật
Bệnh nhân tim mạch hay cao huyết áp nếu ăn nội tạng động vật sẽ làm chất béo và cholesterol trong cơ thể khiến tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng. Hơn nữa nội tạng động vật còn chứa nhiều vi khuẩn do đây là bộ phận có chức năng lọc không khí, thức ăn,... và vì thế chúng vẫn còn chứa giun sán, virus gây hại cho con người.
Rượu bia, thuốc lá, cà phê
Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm co mạch và gây tăng huyết áp. Uống rượu bia, cà phê sẽ làm mất tác dụng thuốc hạ áp và làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh cao huyết áp nên tuyệt đối tránh những loại thực phẩm này.
Thức ăn nhanh
Các loại thức ăn nhanh như bánh mì hamburger, pizza đông lạnh, khoai tây chiên,..., thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích,... chứa rất nhiều chất béo, chất béo bão hòa và natri gây tăng huyết áp ở người bệnh.
3
Người mắc huyết áp cao cần lưu ý gì trong sinh hoạt?
Để hạn chế bệnh trở nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, người bị huyết áp cao cần lưu ý một số điểm trong sinh hoạt như:
-
Giữ thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để điều hòa lượng cholesterol, giảm tình trạng xơ vữa động vật.
-
Ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ ngày và hạn chế thức khuya.
-
Hạn chế làm việc nặng sẽ gây áp lực lên tim, khiến nguy hiểm đến sức khỏe.
Cao huyết áp hay tăng huyết áp là
tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu đi quá cao. Khi áp lực này tăng cao liên tục theo thời gian sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Huyết áp bình thường khi đo ở cánh tay thu nhỏ hơn 120/80 mmHg, nếu
lớn hơn lớn hơn 140/90 mmHg gọi là tăng huyết áp.
Người cao tuổi, nam giới hay những ai có tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh sẽ dễ bị cao huyết áp hơn. Đây là căn bệnh
không có triệu chứng rõ rệt do đó, nó rất nguy hiểm tới sức khỏe. Một số triệu chứng có thể gặp là đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Để điều trị bệnh, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn, kết hợp dùng thuốc điều trị và đo huyết áp thường xuyên.
Để có thể bảo vệ chính mình trước căn bệnh nguy hiểm “cao huyết áp” hằng ngày, người bệnh nên chú trọng đến chế độ ăn uống mỗi ngày nhé. Hy vọng những chia sẻ bên trên về thực phẩm người cao huyết áp nên và không nên ăn đã cho bạn thêm những kiến thức bổ ích trên hành trình chăm sóc sức khỏe nhé.
Nguồn: Tổng hợp