Người bị bệnh tiểu đường ăn nhãn được không? Khi nào nên ăn nhãn?
Nhãn được nhiều người thích vì có hương vị ngọt thanh, dễ chịu. Thế nhưng người bị tiểu đường cần lưu ý việc ăn nhãn để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nhãn là loại trái cây mang vị ngọt thanh và chứa nhiều chất xơ, vitamin. Thế nhưng người bị bệnh tiểu đường có ăn nhãn được không? Nên ăn khi nào cho phù hợp? Cùng Tip Hay tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
1
Giá trị dinh dưỡng của trái nhãn
Vốn được biết đến là loại trái cây chứa ít carb, không chứa chất béo và ít calo, 28g nhãn tươi chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 17 calo cùng 4g carbs. Tuy nhiên, đối với nhãn khô thì việc tiêu thụ tầm 28g nhãn lại có thể bổ sung đến 21 carb và 80 calo.
Ngoài ra, 28g nhãn tươi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thành phần, đồng thời cũng bổ sung đến 40% vitamin C so với nhu cầu hằng ngày của cơ thể, từ đó giúp chống lại các gốc tự do, hỗ trợ bảo vệ làn da, xương, mạch máu, làm suy giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện trí nhớ cũng như phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, theo đại y sư Tuệ Tĩnh - một lương y danh tiếng trong nền y học dân gian, long nhãn còn được xem là một vị thuốc ngọt, mang tính ấm, bình, không chứa độc tố, giúp bổ ích tâm tỳ, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ khả năng nhận thức cũng như giúp tăng tuổi thọ.
2
Người bệnh tiểu đường ăn nhãn được không?
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nhãn có thể được dùng để thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều đường trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, do nhãn nằm trong nhóm trái cây mang chỉ số đường huyết cao nên người bệnh cần lưu ý khi ăn nhãn chín, đồng thời cũng chỉ được dùng với lượng vừa đủ.
Ngoài ra, vì cả nhãn tươi lẫn nhãn khô đều chứa nhiều chất xơ nên khi được ăn với một lượng vừa phải, nhãn không những không làm tăng carb và đường trong máu mà đồng thời còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột, làm giảm cholesterol và giúp kiểm soát đường huyết trong máu.
3
Người bệnh tiểu đường có thể ăn nhãn khi nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị tiểu đường cần tránh ăn nhãn ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn nhãn cách sau bữa chính ít nhất 2 giờ, đồng thời cũng không được dùng nhãn thay cho bữa chính để tránh làm mức đường trong máu bị tăng vọt.
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế dùng các loại nhãn khô, nhãn đóng hộp vì thường lượng đường trong các loại thực phẩm này rất cao, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đồng thời, bệnh nhân cũng nên chú ý bổ sung nhiều loại trái cây khác nhau, từ đó giúp cung cấp đủ lượng vitamin cùng khoáng chất cần thiết nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
4
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường ăn nhãn được không?
Không giống với tiểu đường loại 2, tiểu đường thai kỳ cũng là một tình trạng rất thường bắt gặp ở các phụ nữ mang thai. Do đó, để tránh làm đường trong máu tăng cao, thai phụ cần lưu ý chỉ được ăn nhãn cũng như các loại trái cây mang chỉ số đường huyết cao ở mức vừa phải và điều độ.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang bầu, thai phụ cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đồng thời nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có những tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp, từ đó làm suy giảm tình trạng tiểu đường cũng như hạn chế các biến chứng xấu xảy ra.
Trên đây là thông tin chi tiết về các lưu ý cũng như thời điểm ăn nhãn hợp lý cho bệnh nhân bị tiểu đường. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, người mắc tiểu đường vừa có thể ăn món trái cây yêu thích, vừa đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé!
Nguồn: Vinmec.com