Tip hay

Nghe chuyên gia gợi ý môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Nghe chuyên gia gợi ý môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá phổ biến ở dân văn phòng. Mời bạn cùng tham khảo một số môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm ngay bài viết dưới đây nhé!

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Mời bạn cùng Tip Hay tìm hiểu ngay những bài tập thể thao dành riêng cho người mắc bệnh này nhé!

1 Các môn thể thao nên tập

Bơi lội

Tham gia bơi lội trong khoảng 20 – 30 phút/ngày có tác động rất tốt đến các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Môn thể thao này dễ dàng giúp các gân cơ, khớp xương được hoạt động dẻo dai hơn và thư giãn, giảm được các áp lực từ bên ngoài và làm dịu các cơn đau nhức một cách hiệu quả.

Ngoài việc điều trị được bệnh thoát vị đĩa đệm, bơi lội còn là một môn thể thao an toàn và lành mạnh, giúp bạn hạn chế được các chấn thương cột sống, khớp xương. Tuy vậy, bạn không nên tập quá sức và quá thời gian, bơi lội sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu bạn chịu khó rèn luyện đều đặn mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa  ngày thể thao Việt Nam

Yoga

Yoga là một bộ môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi. Với những ai bị thoát vị đĩa đệm, yoga giúp làm giảm các cơn đau, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho các cơ, các khớp ở vùng lưng, bụng, mông,… đặc biệt, yoga còn giúp bạn giải phóng các áp lực tác động trực tiếp lên phần đĩa đệm và các đốt sống.

YogaYoga

Đu xà đơn

Bộ môn đu xà đơn sẽ giúp bạn kéo giãn và tăng khoảng cách các đốt sống ở cột sống, từ đó làm giảm các áp lực lên vùng đĩa đệm, tạo không gian cho vùng đĩa đệm được căng phồng trở lại như trước.

Bệnh nhân trước khi đu xà cần phải tuân thủ những quy tắc của bộ môn này như khởi động thật kỹ và đầy đủ các khớp cơ, thực hiện đúng tư thế, không lắc lư cơ thể và lưu ý điều hòa hơi thở nhịp nhàng trong quá trình đu.

Người bệnh nên treo mình lên xà khoảng 45 giây, sau đó từ từ thả mình xuống. Mỗi lần đu xà khoảng 3 – 5 nhịp, mỗi tuần tập 3 lần và cần có được sự tham gia của các chuyên gia y tế để tránh tình trạng tập sai, tập quá sức làm bệnh thêm nặng.

Đu xà đơnĐu xà đơn

Đi bộ

Đi bộ đúng cách là một trong những phương pháp tốt nhất giúp bạn điều trị các bệnh liên quan đến vùng lưng và cột sống, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Lúc mới đi, bạn cần đi chậm chậm rồi tăng tốc từ từ, bước đi nhanh nhưng nhẹ nhàng và dứt khoát. Kiểm soát hơi thở: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng và chú ý cách điều hòa hơi thở. Điều chỉnh tư thế đúng: đầu giữ thẳng hướng về trước, giữ lưng thẳng, vai và tay thả lỏng, không gồng, tay đánh nhẹ nhàng tự nhiên.

Việc đi bộ nên được thực hiện đều đặn 30-45 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đi bộĐi bộ

BS.CKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Thần kinh Cột sống - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - BVĐK Tâm Anh TP HCM lưu ý rằng: “Để việc điều trị phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với tập thể dục đúng cách và thực hiện lối sống lành mạnh. Đặc biệt, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường.”

2 Các môn thể thao cần tránh

Chạy bộ

Với những bạn bị thoát vị đĩa đệm nhất định không được thực hiện bộ môn chạy bộ. Khi chạy bộ liên tục, trọng lượng của cơ thể sẽ bị dồn ép vào phần chân và thắt lưng gây ra những căng thẳng đến phần đĩa đệm. Vì thế, việc chạy bộ sẽ có tác động nghiêm trọng đến các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Chạy bộChạy bộ

Nâng tạ

Bộ môn nâng tạ gồm các động tác cúi xuống và nâng tạ lên hay động tác nằm ngửa và đẩy tạ, những hành động ấy có tác động tiêu cực đến cột sống của các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Thực hiện một loạt các động tác như vậy sẽ khiến cột sống bị sốc và quá tải, mang đến những triệu chứng đau dồn dập cho bạn.

Động tác Nâng tạĐộng tác Nâng tạ

Động tác vặn người

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị ở vùng ngay trên hông hay phần thắt lưng nên các động tác như vặn người, vặn hông sẽ khiến bệnh trở nặng nhanh hơn mức bình thường.

Giữ thẳng chân

Với các bài tập giữ thẳng chân sẽ tác động áp lực rất lớn lên phần cột sống và đĩa đệm. Vì vậy, người bệnh cần tránh các động tác như nằm thẳng, duỗi thẳng hai chân hoặc đưa chân lên trời hoặc động tác cúi xuống chạm ngón tay vào mũi chân và giữ chân thẳng.

Động tác Giữ thẳng chânĐộng tác Giữ thẳng chân

Động tác ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm làm tăng lực và nén lên phần cột sống và đĩa đệm rất lớn. Khi ngồi lâu ở tư thế này, phần đĩa đệm sẽ bị chèn ép lâu, làm bạn bị tê chân nhanh vì không thể hấp thụ được các dưỡng chất và làm bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn.

Động tác tập riêng chân

Chân là một bộ phận khá nhạy cảm với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, nên lời khuyên dành cho những ai mắc bệnh này là không nên tập riêng chân bằng máy hay các động tác tác động trực tiếp lên chân.

Động tác tập riêng chânĐộng tác tập riêng chân

Tip Hay vừa gửi đến bạn bài viết về các bài tập thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và người thân của mình.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa: Nghe chuyên gia gợi ý môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệmKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh