Nếu bạn hay phi tỏi trước khi nấu ăn thì nên thay đổi thói quen này
Nhiều người không thích mùi tỏi, nhưng chúng lại là gia vị quen thuộc trong bếp của mọi gia đình Việt, giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn, thơm ngon hơn. Tuy nhiên, tỏi nấu lâu hay mau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của tỏi và món ăn.
Tỏi là gia vị không thể nào thiếu được trong ẩm thực. Nhiều người cảm thấy mùi tỏi rất khó chịu nhưng thực tế, loại gia vị này lại góp phần mang đến nhưng món ăn đậm đà, thơm lừng, ngon lành.
Bên cạnh là loại gia vị, tỏi còn có thể sử dụng như một vị thuốc quý nhờ khả năng kháng khuẩn, giảm cholesterol, phòng chống ung thư,...
>> Tham khảo thêm: 10 tác dụng của tỏi đến chuyên gia cũng phải khen ngợi
Do đó, tỏi chẳng thể nào thiếu trong kệ gia vị của bất kì góc bếp nào, dù là châu Á hay châu Âu.
Tuy nhiên, dù dùng tỏi nấu ăn mỗi ngày nhưng có lẽ nhiều người vẫn không biết rằng nấu tỏi cũng cần phải có nguyên tắc. Và nguyên tắc quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải biết chính là nguyên tắc về thời gian - yếu tố quyết định tỏi góp phần giúp món ăn ngon hơn hay dở hơn.
Nguyên tắc đó chính là: Tỏi càng nấu lâu hương vị, mùi thơm, dinh dưỡng trong tỏi càng thấp.
Tỏi có lượng nước thấp, nấu hay phi tỏi lâu rất dễ bị cháy khét, ăn vào sẽ có vị đắng ảnh hưởng tới hương vị món ăn, có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài.
Thế nên, các chuyên gia ẩm thực vẫn khuyên rằng, nên cho tỏi vào bước cuối cùng của quá trình nấu nướng, khi món ăn đã chín. Hoặc nếu bạn muốn cho vào giai đoạn đầu, phi tỏi cho thơm, bạn cần phải lấy tỏi ra khỏi chảo sau 2 đến phút nấu.
>> Tham khảo thêm:
Bí quyết làm tỏi phi vàng đẹp mà không bị đắng, bảo quản được lâu
Tỏi dù thơm ngon, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng tránh quá lạm dụng, tỏi sẽ lấn áp hương vị khác trong món ăn. Cũng tránh phi tỏi quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của tỏi.