Tip hay

Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng, lợi ích khi bé ngủ cùng cha mẹ?

Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng, lợi ích khi bé ngủ cùng cha mẹ?

Thông thường, các bậc cha mẹ hay có thói quen để cho bé ngủ chung để dễ trông chừng và chăm sóc hơn. Thế nhưng, nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với cha mẹ và những lợi ích là câu hỏi của hầu hết các cha mẹ. Cùng giải đáp chúng qua bài viết sau.

Theo văn hóa Việt Nam, cha mẹ thường cho con nhỏ ngủ chung phòng với mình. Thông thường lý do sẽ là do nhà nhỏ, không có đủ phòng để cho bé ngủ riêng. Vậy theo bạn nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng sẽ là tốt nhất? Cùng tham khảo gợi ý của Bách Hóa Xanh qua bài dưới đây.

1 Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với cha mẹ

Đây là câu hỏi gây rất nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia đại diện cho Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) việc để con trẻ ngủ chung với cha mẹ là hành động không tốt, có thể dẫn đến tử vong. Nhưng theo các chuyên gia về sức khỏe lại cho rằng ngủ chung với cha mẹ lại là cách an toàn, tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với cha mẹNên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng với cha mẹ

Theo một nghiên cứu từ Đại học Liên bang Pelotas đã kết luận rằng những đứa trẻ ngủ chung với cha mẹ thường bị phát hiện ra có nhiều khả năng bị chứng rối loạn tâm thần cao hơn so với những đứa trẻ ngủ riêng.

Cũng trong một nghiên cứu khác từ trường Y và trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland, kết quả cho thấy những bà mẹ ngủ chung với trẻ thường sẽ bị căng thẳng, trầm cảm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh được việc ngủ độc lập sẽ giúp bé tự phát triển được các kiểu ngủ lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Vậy có thể thấy rằng, việc tập cho bé ngủ riêng là thật sự cần thiết. Việc ngủ riêng vừa tốt cho bé mà vừa tốt cho cha mẹ nữa. Cùng theo dõi thêm một số lợi ích khi cho bé ngủ riêng nhé!

2 Lợi ích khi cho bé ngủ riêng

Lợi ích khi cho bé ngủ riêngLợi ích khi cho bé ngủ riêng

Phát triển cho trẻ tính tự lập. Có một điểm mà cha mẹ thích nhất khi cho bé ngủ riêng chính là tạo cho bé được tính tự lập sớm. Các bé có thể tự ý thức được việc bản thân phải đi ngủ sớm, tạm gác lại những công việc hay trò chơi dang dở mà mình thích để đi ngủ mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.

Tập cho sự tự tin khi không có cha mẹ ở bên. Các bé còn nhỏ sẽ thường có những nỗi sợ khi ngủ một mình, do đó, khi đã ngủ một mình quen, các bé sẽ dạn dĩ hơn rất nhiều. Nhưng cha mẹ cũng chú ý nên lắp thêm đèn ngủ cho bé để bé cảm thấy an tâm hơn khi ngủ nhé.

Tạo cho bé giấc ngủ sâu hơn. Sau một ngày làm việc dài và mệt mỏi, buổi tối là thời gian cha mẹ trò chuyện với nhau về câu chuyện của ngày hôm nay. Thế nên cuộc trò chuyện sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bạn nên cho bé ngủ riêng để dù có trò chuyện hay làm việc thì cũng sẽ không làm phá giấc ngủ của bé.

An toàn hơn cho bé. Bố mẹ tiếp xúc với môi trường bên ngoài khá nhiều vi khuẩn, các bệnh lây qua đường hô hấp. Bé còn nhỏ và sức đề kháng quá yếu dễ bị lây bệnh từ cha mẹ hơn. Do đó, ngủ riêng sẽ giúp bé không bị lây các bệnh đó.

3 Khi nào nên cho bé ngủ riêng

Khi nào nên cho bé ngủ riêngKhi nào nên cho bé ngủ riêng

Theo các chuyên gia, thời gian hợp lý để dạy trẻ ngủ riêng trong nôi là khi bé được 4-6 tuần tuổi. Đặc biệt, trong một nghiên cứu nói rằng cha mẹ không nên cho bé từ 3 tuổi trở đi nằm ngủ chung vì lúc này bé đang phát triển và nhận biết được giới tính nên việc cho nằm ngủ chung sẽ có thể tác động tới tâm lý và tình cảm của bé. Như vậy tốt nhất là cha mẹ nên tập cho bé ngủ riêng từ khoảng 3 tuổi để giúp phát triển tính cách hoàn thiện nhất.

4 Cách tập cho trẻ ngủ riêng một cách hiệu quả

Cách tập cho trẻ ngủ riêng một cách hiệu quảCách tập cho trẻ ngủ riêng một cách hiệu quả

Tập cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ: Ban đầu, việc để trẻ ngủ riêng có thể làm cho cha mẹ lo lắng và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là một quyết định có lợi giúp trẻ phát triển khả năng ngủ độc lập một cách thoải mái hơn.

Cha mẹ nên sử dụng lời nói dịu dàng và hợp lý để thuyết phục trẻ tự ngủ riêng: Sử dụng lời nói mang tính trách cứ hay tiêu cực có thể gây khó khăn trong giao tiếp và thậm chí khiến trẻ phản ứng quá mức. Để khuyến khích trẻ tự nguyện thử ngủ riêng, cha mẹ nên dùng lời nhẹ nhàng và hợp lý để thuyết phục. Đồng thời, hãy hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất.

Rèn luyện tính độc lập: Trong trường hợp không có cha mẹ bên cạnh và trẻ không tự ngủ được, cần thiết phải lập một kế hoạch cụ thể từng bước để giúp bé phát triển tính độc lập trong việc ngủ. Ví dụ, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc đồng ý ngồi bên cạnh bé trên giường cho đến khi bé ngủ, sau đó từ từ dịch chuyển sang một chiếc ghế hoặc một vị trí nào đó trong phòng. Cuối cùng, khi bé đã ngủ sâu, lúc này cha mẹ có thể rời khỏi phòng hoàn toàn.

Không được nóng vội: Việc bé tự ngủ riêng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để giúp bé thích nghi dần với thói quen này, cha mẹ nên tiến hành từ từ và tốc độ phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng của bé. Thường cần một khoảng vài tuần để thuyết phục bé thích nghi với việc ngủ riêng. Nếu quá vội vàng, có thể dẫn đến thất bại trong việc thúc đẩy bé ngủ độc lập.

Giúp trẻ duy trì thói quen ngủ riêng.

Thỉnh thoảng, cha mẹ cũng có thể thúc đẩy việc bé ngủ riêng bằng cách đáp ứng một số sở thích nhỏ của bé.

Hãy trò chuyện với bé về việc ngủ riêng. Điều này giúp bé có thời gian để chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng tham gia vào thói quen ngủ riêng.

Cha mẹ cũng cần nghiên cứu và hiểu rõ những nỗi lo sợ của bé liên quan đến việc ngủ riêng, và sau đó, thể hiện sự quan tâm và làm dịu chúng. Bởi vì những nỗi sợ hãi này có thể gây khó khăn cho bé khi tập ngủ riêng.

Cha mẹ nên thể hiện tình cảm bằng cách ôm hôn con trước khi đi ngủ để con cảm thấy được yêu thương và che chở.

Ngủ riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho cả cha mẹ và bé. Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi câu “nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng” và sẽ có những quyết định cho bé ngủ chung hoặc ngủ riêng.

Từ khóa: Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng lợi ích khi bé ngủ cùng cha mẹ?giấc ngủbé ngủngủ chung với cha mẹ