Nấu ăn thì dễ nhưng để nấu ăn ngon thì phải biết bí kíp nêm gia vị sau
Gia vị chính là linh hồn của món ăn. Do đó, khi mà bạn nêm nếm ngon thì món ăn cũng ngon hơn rất nhiều. Hãy tham khảo ngay cách nêm từng loại gia vị đúng chuẩn giúp món ăn ngon ngay từ khi chế biến dưới đây.
Mặc dù gia vị là linh hồn của món ăn nhưng bạn phải nêm vừa đủ lượng và nêm đúng vào mỗi giai đoạn khi nấu nướng để không gây tác dụng phụ, gây đầu độc cơ thể. Vậy bạn đã biết cách nêm gia vị đúng chuẩn nhất chưa? Cùng khám phá thông qua bài viết sau.
1
Nước mắm
Nước mắm là loại gia vị vô cùng đặc trưng của Việt Nam. Như bạn đã biết, trong nước mắm chứa nhiều các chất bổ dưỡng như các loại vitamin A, D, B12 và chất đạm. Do đó, bạn không nên đun nước mắm quá lâu trên bếp để các vitamin bị bốc hơi hết, không còn đảm bảo dinh dưỡng.
Do đó, khi sử dụng nước mắm nêm nếm, bạn lưu ý những điều sau:
Tẩm ướp: Khi ướp thịt, bạn không nên sử dụng nước mắm vì nó sẽ làm thịt cứng, khô hơn so với sử dụng muối, đường. Nếu muốn sử dụng nước mắm cho món thịt, cá của mình, bạn nên đợi khi thịt, cá gần chín mềm thì nêm nước mắm rồi tắt bếp.
Món canh, rim hoặc kho: Bạn nên nêm mắm vào lúc khi gần tắt bếp vì nếu cho nước mắm vào trong khi nấu, ninh thì dễ mất đi các chất dinh dưỡng. Không những vậy, món canh mà bạn nêm nước mắm vào từ đầu thì nước canh dễ bị chua, mất đi vị thơm ngon đặc trưng của canh.
>> Xem thêm: Cách sử dụng nước mắm cho từng loại món ăn
2
Muối
Muối là một gia vị vô cùng cơ bản trong nấu nướng, do đó, hầu như món ăn nào bạn cũng phải sử dụng đến gia vị này. Tuy nhiên với mỗi món ăn khác nhau, cách nêm nếm muối cũng vô cùng khác nhau.
Với món canh: Khi nấu canh bạn nên nấu đến khi mà thịt, cá tiết ra chất ngọt giúp món canh thơm ngon hơn rồi chờ khi canh vừa sôi mới nêm muối vào.
Với món kho và chiên: Với những món này bạn nên ướp muối trước khi nấu, vừa để món ăn bạn thấm vị thơm ngon, vừa giữ được độ ngọt tự nhiên của thịt và cá.
Với món luộc: Khi luộc thức ăn, bạn để ý khi nước trong nồi vừa sôi thì cho muối vào rồi mới cho rau củ vào luộc. Cách này sẽ giúp cho rau củ có được màu xanh, tươi đẹp mắt, không bị thâm đen trông mất thẩm mỹ.
Với các món xào: Bạn có thể cho muối vào để nêm nếm khi đã xào xong.
>> Xem thêm: Bảo quản muối I-ốt đúng cách
3
Bột ngọt
Bột ngọt hay còn được gọi là mì chính, nó là gia vị giúp cho món ăn được dậy vị, đậm đà hơn. Nhưng theo Thạc sĩ, Bác sĩ Chu Quốc Lập, Nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết rằng bột ngọt khi bị đốt cháy liên tục trong 2 giờ, ở nhiệt độ cao 300 độ C sẽ bị biến đổi thành các dẫn xuất màu đen và mất vị.
Do đó, các thành phần dinh dưỡng tự nhiên có trong thực phẩm như là protein, đường,... bị cháy đen, biến đổi chất và gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Thời gian tốt nhất để bạn cho bột ngọt vào trong nấu nướng chính là sau khi mới vừa tắt bếp.
Tẩm ướp: Bạn nên hạn chế ướp các nguyên liệu với bột ngọt trước khi chế biến. Khi nung nấu ở nhiệt độ cao sẽ có vị đắng, không còn thơm ngon mà lại có hại cho sức khỏe nữa.
Món gỏi, trộn: Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt cho món gỏi trộn, bạn nên hòa tan bột ngọt vào trong nước mắm rồi rưới lên để trộn là ngon nhất.
Các món ăn có vị chua: Với những món ăn này bạn không nên cho bột ngọt vào vì thực phẩm chua có tính acid cao, dễ làm biến đổi chất trong bột ngọt.
>> Xem thêm: Tại sao không nên cho bột ngọt vào những món ăn này?
4
Đường
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia thì đường là một loại gia vị mang lại hậu ngọt, giúp món ăn được ngon hơn. Ngoài ra, đường cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể, 1gr đường sẽ cung cấp 4 kCal. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường sẽ gây béo phì nên bạn phải nêm nếm đường với lượng vừa đủ.
Món kho: Đường sẽ làm cho cá và thịt kho có màu đẹp mắt do phản ứng của phân tử đường với nhiệt độ cao sinh ra phản ứng caramel tạo màu nâu. Do đó, trước khi chế biến bạn nên ướp thịt, cá với ít đường.
Món nướng, chiên: Thông thường các món nướng và chiên khi ướp đường sẽ rất dễ bị khét. Nên nếu nướng bạn có thể quết mật ong lên khi gần chín hoặc khi chiên chấm kèm nước mắm chua ngọt để đảm bảo món ăn vẫn ngon, ngọt mà không bị khét.
5
Hạt tiêu
Với một số món kho, món chiên, nhiều người khi chế biến sẽ có thói quen ướp tiêu vào trước khi nấu để cho món ăn nhìn ngon hơn và mùi cũng thơm hơn. Tuy nhiên tiêu cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao vì dễ sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe. Bạn nên rắc tiêu vào sau khi thức ăn đã chín để tạo mùi thơm là tốt nhất.
>> Xem thêm: Dùng hạt tiêu đen đúng cách
6
Hạt nêm
Hạt nêm cũng giúp tăng hương vị mặn, ngọt đầy đủ cho món ăn. Bột nêm thông thường lâu tan hơn hẳn các gia vị khác, nên sau khi nêm nếm bạn phải chờ một lúc cho bột nêm tan đều vào món ăn rồi mới tắt bếp. Ngoài ra, còn một số lưu ý như:
Đối với món canh: Bạn nên nêm hạt nêm ngay lúc nước sôi ở lửa vừa và nêm vừa đủ để món canh không bị mặn.
Đối với món cá, thịt kho: Bạn nên chọn riêng loại hạt nêm chuyên dụng để ướp cá, thịt trước khi kho khoảng 15-20 phút, món cá, thịt của bạn sẽ thấm đều và ngon hơn rất nhiều.
Đối với những món chiên, xào: Bạn cũng nên ướp các nguyên liệu vào trước rồi mới chế biến để món ăn đậm đà, thơm ngon.
>> Xem thêm: Cách sử dụng hạt nêm đúng cách
Để nấu được những món ăn ngon, gia vị chính là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn nên nêm nếm gia vị đúng thời điểm, đúng liều lượng để món ăn không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
>> Nguyên tắc tẩm ướp gia vị của siêu đầu bếp
>> 5 loại gia vị nên bảo quản trong tủ lạnh