Nâng mũi nên ăn gì, kiêng gì? Những lưu ý sau khi nâng mũi
Nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì để mũi nhanh chóng thúc đẩy quá trình phục hồi và làm lành vết thương là câu hỏi của rất nhiều chị em. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nhiều người sau khi nâng mũi thường băn khoăn không biết nên thêm những loại thực phẩm nào vào thực đơn hàng ngày cũng như nên kiêng những gì để vết thương mau lành và phục hồi nhanh chóng. Hãy cùng Tip Hay khám phá chi tiết hơn ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Nâng mũi kiêng ăn gì?
Thực đơn ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi mũi sau khi nâng. Việc lựa chọn những loại thực phẩm không phù hợp sẽ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Sau đây là một số loại thực phẩm, đồ uống mà người nâng mũi nên kiêng ăn:
- Rượu: Rượu là loại đồ uống có thể gây ra những phản ứng có hại với thuốc mê. Bên cạnh đó, rượu còn làm quá trình phục hồi vết thương diễn ra chậm hơn, không những thế, phần nâng mũi cũng có thể bị sưng tấy do ảnh hưởng của rượu.
- Thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị tổn thương vùng cổ họng, đặc biệt sau khi phẫu thuật nâng mũi.
- Thức ăn cay: Trong vòng khoảng 24 giờ đầu sau khi gây mê, việc ăn các thực phẩm cay nóng sẽ có thể khiến bạn bị buồn nôn. Do đó hãy đợi ít nhất khoảng 1 tuần sau đó mới có thể ăn cay trở lại.
- Thực phẩm giàu natri: Thức ăn có hàm lượng natri cao là một trong những loại thực phẩm cần phải kiêng bởi lượng muối trong thức ăn có thể làm vết thương bị sưng tế. Đồng thời vết thương cũng hồi phục chậm hơn.
- Thức ăn khó nhai: Những loại thức ăn giòn, khó nhai cũng nên được kiêng. Nếu ăn những loại thức ăn này sẽ có thể khiến vùng mũi của bạn bị khó chịu và lâu phục hồi hơn.
2
Nâng mũi nên ăn gì?
Bên cạnh kiêng những loại thực phẩm kể trên thì bạn cũng cần thêm những loại thực phẩm, đồ uống sau đây vào thực đơn hàng ngày sau khi nâng mũi.
- Nước: Việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ khiến loại bỏ đi những chất thải trong cơ thể, ổn định huyết áp. Do đó bạn hãy bổ sung khoảng 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày trước và sau nâng mũi nhé.
- Vitamin A: Vitamin A sẽ giúp quá trình hình thành mô và xương nhanh hơn cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A bạn nên ăn như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, khoai mỡ. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng chất béo để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Vitamin C: Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành collagen, tăng tốc độ phục hồi da, đồng thời chống oxy hóa và cải thiện chức năng miễn dịch. Những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, xoài, bông cải xanh,...
- Chất đạm: Sau khi nâng mũi, những loại thực phẩm giàu chất đạm sẽ có tác dụng tái tạo lại các mô bị tổn thương. Một số loại thực phẩm bạn có thể thêm vào thực đơn để bổ sung đạm như đậu hũ, thịt lợn, thịt gà, hải sản, hoặc đồ uống whey protein.
- Chất xơ: Những người sau khi phẫu thuật thường rất dễ bị táo bón, do đó hãy bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể bằng những loại thực phẩm như trái cây, rau củ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám.
- Chất kẽm: Kẽm có công dụng tổng hợp protein và thúc đẩy tăng cường collagen, hỗ trợ hồi phục vết thương lành nhanh hơn. Do đó hãy bổ sung từ khoảng 15 - 50mg kẽm mỗi ngày nhé.
- Thức ăn mềm: Sau khi nâng mũi, hãy ưu tiên những loại thức ăn mềm, dễ nhai để không gây tác động quá nhiều lên mũi, khiến cho mũi bị tổn thương và lâu phục hồi.
3
Những lưu ý sau khi nâng mũi
Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống sau khi nâng mũi thì thói quen sinh hoạt cũng như các hoạt động thường ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tham khảo:
- Đi bộ mỗi ngày: Bạn có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và linh hoạt hơn.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 8 tiếng/ngày cũng sẽ giúp quá trình phục hồi mũi của bạn diễn ra nhanh hơn. Lưu ý sau khi phẫu thuật nâng mũi một vài ngày thì hãy kê đầu cao khi ngủ.
- Tránh các hoạt động mạnh: Trong khoảng từ 2 - 3 tuần sau khi nâng mũi, bạn không nên thực hiện các bài tập có cường độ mạnh như chạy bộ, nâng tạ hay tập thể dục, aerobic.
- Chăm sóc mũi: Sau khoảng 1 tuần phẫu thuật thì bạn không nên xì mũi, ngoáy mũi hay tác động vào mũi. Thay vào đó, bạn có thể dùng khăn giấy lau nhẹ phần mũi của mình.
- Tránh ánh sáng mặt trời: Bạn nên sử dụng mũ có vành hoặc thoa kem chống nắng đầy đủ khi ra ngoài để tránh bị cháy nắng, gây ảnh hưởng đến vùng mũi.
- Không đi bơi: Bạn tuyệt đối không nên đi bơi sau khi nâng mũi trong vòng 1 tuần.
4
Một số câu hỏi thường gặp
Nâng mũi nên kiêng ăn bao lâu?
Theo các bác sĩ, sau khi phẫu thuật nâng mũi thì bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng từ 1 - 2 tháng. Tuy nhiên tốt nhất là nên kiêng cho đến khi vùng mũi được hồi phục hoàn toàn.
Lỡ ăn phải thực phẩm cần kiêng thì nên làm gì?
Nếu ăn phải một lượng nhỏ thức ăn cần kiêng thì cũng đừng quá lo ngại. Thay vào đó, hãy uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây để bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng nên quan sát cẩn thận, nếu sau khi ăn mà cơ thể có những dấu hiệu nguy hiểm thì hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu chế độ ăn cho người nâng mũi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như lựa chọn được thực phẩm an toàn.
Nguồn: Hellobacsi.com