Tip hay

Nằm xuống bị nghẹt mũi vì sao? Cách khắc phục nghẹt mũi khi nằm

Nằm xuống bị nghẹt mũi vì sao? Cách khắc phục nghẹt mũi khi nằm

Nghẹt mũi khi nằm là một vấn đề mà nhiều người thường xuyên gặp phải, để giải quyết tình trạng nghẹt mũi khi nằm thì đừng nên bỏ qua bài viết sau nhé.

Nghẹt mũi là một vấn đề rất khó chịu, thường xảy ra khi bạn gặp các vấn đề ở tuyến hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, các chất nhầy tích tụ trong mũi dần dần gây nên triệu chứng nghẹt ở mũi. Để biết cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 Nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nghẹt mũi khi nằm, một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết như sau:

  • Do tư thế nằm: Việc nằm sai tư thế như nằm sấp hay nằm kê gối quá cao sẽ dẫn đến việc các chất nhầy không thể lưu thông, tích tụ ở vùng mũi sau và cổ họng gây nên tình trạng nghẹt mũi.
  • Mũi bị nghẹt do không khí hanh khô: Không khí hanh khô sẽ làm cho tình trạng đau nhức ở mũi nặng hơn và khiến cho lượng chất nhầy trong mũi tiết ra nhiều hơn gây nghẹt mũi.
  • Mũi bị nghẹt do bệnh cảm: Các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, cảm thường hay viêm phế quản là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi. Do khi cơ thể gặp những vấn đề trên thì dịch mũi sẽ được tăng tiết rất nhiều, nếu bạn không di chuyển hay vận động cơ thể nhiều thì các tiết dịch sẽ không thể lưu thông dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
  • Nằm xuống bị nghẹt mũi do dị ứng: Dị ứng cũng là một trong những tác nhân chính gây nên việc nghẹt mũi. Một số các nguyên nhân gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa, bụi, khói,...

Nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằmNguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm

  • Lệch vách ngăn mũi gây nghẹt mũi: Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn ở mũi bị lệch khỏi vị trí trung tâm, điều này làm cho mũi không hoạt động bình thường, các dịch nhầy bị tích tụ lại nhiều hơn và khiến bạn nghẹt mũi.
  • Nằm xuống bị nghẹt mũi do polyp mũi: Polyp là một khối u lành tính thường xuất hiện trong khoang mũi, khối u này gây cản trở quá trình hô hấp và dẫn đến việc tích tụ chất nhầy trong khoang mũi.
  • Nằm xuống bị nghẹt mũi do viêm mũi vận mạch: Viêm mũi vận mạch là tình trạng màng mũi bị viêm nhiễm do dây thần kinh điều khiển mạch máu mũi bị giãn rộng ra, điều này làm cho màng mũi nở ra gây nghẹt mũi.
  • Viêm xoang gây nghẹt mũi: Viêm xoang là tình trạng khi các xoang bị viêm, lúc này mũi sẽ thường tăng tiết chất nhầy nên sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi.
  • Nằm xuống bị nghẹt mũi do thai kỳ: Đối với bà bầu, khi bé ngày càng phát triển lớn lên trong bụng mẹ thì có thể gây nên ảnh hưởng đến hô hấp và khiến cho mẹ bầu bị nghẹt mũi.

2 Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm

Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằmCách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm

Để khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm thì bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Khi ngủ hãy kê gối sao cho tim ở vị trí thấp hơn đầu vì như thế sẽ làm giảm tích tụ các chất nhầy trong mũi.
  • Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng mũi bị khô, từ đó tránh được những vấn đề ở mũi.
  • Nếu nghẹt mũi do bị dị ứng thì bạn nên dùng thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng của dị ứng.
  • Khi bị nghẹt mũi do lệch vách ngăn thì bạn nên phẫu thuật để điều trị vách ngăn của mũi về vị trí phù hợp.
  • Đối với trường hợp nghẹt mũi do polyp mũi, bạn cần đi khám để bác sĩ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Đối với trường hợp bị nghẹt do polyp thì bạn nên gặp bác sĩ để tiến hành điều trị cắt bỏ nhé.
  • Nếu bạn bị nghẹt mũi do vấn đề viêm xoang thì bạn có thể dùng các phương pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc giảm đau, thuốc thông mũi và thuốc rửa mũi để giúp cải thiện vấn đề nghẹt mũi của bạn. Nếu bạn bị nghẹt mũi do vấn đề viêm xoang thì bạn có thể dùng các phương pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc giảm đau, thuốc thông mũi và thuốc rửa mũi để giúp cải thiện vấn đề nghẹt mũi của bạn.

3 Khi nào bạn cần đi khám?

Khi nào bạn cần đi khám?Khi nào bạn cần đi khám?

Các tình trạng nghẹt mũi sẽ chỉ xuất hiện và kết thúc trong một thời gian ngắn, tuy nhiên bạn cần chú ý đi khám nếu gặp phải các trường hợp sau:

  • Tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn 3 tuần
  • Nghẹt mũi kèm sốt cao và chảy nhiều nước mũi
  • Amidan xuất hiện các đốm vàng hoặc trắng
  • Bị ho kéo dài hơn 10 ngày và nước mũi có màu xám hoặc xanh
  • Nước mũi có màu và mùi lạ hơn
  • Mắt, mũi và vùng má có dấu hiệu bị sưng

Qua bài viết hôm nay của Tip Hay, hy vọng bạn có thể có thêm cho mình những thông tin cần thiết để chăm sóc cho sức khỏe của mình tốt hơn mỗi ngày nhé.

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: Nằm xuống bị nghẹt mũi vì sao? Cách khắc phục nghẹt mũi khi nằmnằm xuống bị nghẹt mũicách giảm nghẹt mũi khi nằmcách khắc phục nghẹt mũi khi nằm