Tip hay

Nằm ngủ bị chóng mặt do đâu? Cần lưu ý gì để giảm chóng mặt khi ngủ?

Nằm ngủ bị chóng mặt do đâu? Cần lưu ý gì để giảm chóng mặt khi ngủ?

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp với cảm giác hoa mắt, mất thăng bằng là chủ yếu. Vậy nằm ngủ bị chóng mặt do đâu? Cần lưu ý gì để giảm chóng mặt khi ngủ? Cùng tìm hiểu nhé!

Chóng mặt là cảm giác bị hoa mắt, xoay tròn, mất thăng bằng hoặc đầu nhẹ lâng lâng không kiểm soát. Thông thường chóng mặt không gây nguy hiểm, chỉ khi trường hợp té ngã sẽ gây các hậu quả nặng nề.

Một số người thường gặp tình trạng chóng mặt khi đi ngủ với cảm giác xoay tròn là chủ yếu và có thể bị chóng mặt khi trở mình. Vậy nằm ngủ bị chóng mặt do đâu? Cần lưu ý gì để giảm chóng mặt khi ngủ? Cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1 Nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ

Chóng mặt không phải là bệnh lý mà đây là một trong những triệu chứng thường thấy của nhiều bệnh khác nhau như chấn thương vùng đầu, đột quỵ, hạ huyết áp, thiếu máu, rối loạn tiền đình,...Theo đó, người bị chóng mặt sẽ bị hoa mắt, choáng váng, cảm giác như đầu óc, môi trường xung quanh bị quay cuồng và có nguy cơ té ngã gây tai nạn.

Tình trạng chóng mặt khi ngủ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bị rối loạn tiền đình, bởi hệ tiền đình có chức năng duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủNguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ

Khi bị rối loạn tiền đình, não bộ sẽ bị suy giảm chức nặng, từ đó không thể kiểm soát được hết mọi hoạt động của cơ thể mà dẫn đễ choáng váng, hoa mắt mỗi khi đứng lên, ngồi xuống và kể cả khi xoay trở mình lúc nằm ngủ.

Không chỉ do rối loạn tiền đình, bạn cũng có thể bị chóng mặt khi ngủ do thiếu máu não, stress, nghỉ ngơi không hợp lý,...do đó để biết được chắc chắn nguyên nhân gây chóng mặt khi ngủ thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị nhé!

2 Các triệu chứng nằm ngủ bị chóng mặt

Các biểu hiện dễ thấy nhất khi nằm ngủ bị chóng mặt có thể kể đến như: Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, lảo đảo, đầu óc quay cuồng, cảm giác buồn nôn, ù tai, sợ ánh sáng, sợ âm thanh, mệt mỏi, hạ huyết áp,...

Theo đó, các triệu chứng có thể ngày càng tăng nếu bạn thay đổi tư thế khi ngủ và gây mất ngủ. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày rồi dần ổn định, cũng có người kéo dài lâu hơn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Các triệu chứng nằm ngủ bị chóng mặtCác triệu chứng nằm ngủ bị chóng mặt

3 Khi ngủ bị chóng mặt cần lưu ý những gì?

Nếu bị chóng mặt khi ngủ thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi bệnh viện để thăm khám, xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột lúc chuyển từ ngồi sang nằm và ngược lại.
  • Hạn chế dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cùng chế độ sinh hoạt điều độ, không làm việc quá khuya dẫn đến mệt mỏi, stress.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế leo trèo ở những vị trí cao hay vận hành máy móc, lái xe khi bị chóng mặt để tránh gây tai nạn.
  • Nên sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp, tránh vật cản gây té ngã, gây chấn thương các bộ phận trên cơ thể.

Khi ngủ bị chóng mặt cần lưu ý những gì?Khi ngủ bị chóng mặt cần lưu ý những gì?

Tham khảo:  Ăn bột ngọt bị mỏi cơ chóng mặt, nguyên nhân do đâu?

Chóng mặt khi ngủ có thể xảy ra do rối loạn tiền đình hay liên quan đến những căng thẳng, stress. Dù là do nguyên nhân gì thì bạn cũng nên được thăm khám kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

Từ khóa: Nằm ngủ bị chóng mặt do đâu? Cần lưu ý gì để giảm chóng mặt khi ngủ?nằm ngủ bị chóng mặtchóng mặt khi ngủ