Nấm có tốt cho sức khỏe không? Công dụng và cách chọn nấm
Nấm có tốt cho sức khỏe hay không? Công dụng và cách chọn mua nấm như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Tip Hay.
Nấm là một trong số những thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày nhờ những công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu những công dụng và cách chọn nấm qua bài viết sau nhé.
1
Thông tin cơ bản về nấm
Nấm là những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có cấu tạo thành tế bào là kitin, hô hấp qua việc hít khí Oxy và thải ra khí CO2 giống như con người và cây xanh. Nấm có tên khoa học là Fungi hay Fungus, tên tiếng Anh là Mushroom.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 70.000 loài nấm khác nhau được tìm thấy. Cấu tạo của nấm thường bao gồm các bộ phận như: Vẩy nấm, mũ nấm, phiến, vòng cuống, cuống (thân), bao gốc và thể sợi.
Nấm cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin như: Vitamin B, vitamin D, vitamin PP,... Ngoài ra, nấm cũng giàu protein, chất xơ, các khoáng chất như: Kali, canxi, photpho,...
2
Công dụng của các loại nấm ăn được
Nấm kim châm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Nấm kim châm có lợi bởi chúng chứa rất thấp hàm lượng cholesterol có hại. Nhờ đó, nấm kim châm có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch.
Nấm bào ngư giúp chữa bướu cổ
Nấm bào ngư theo Đông y có vị ngọt, tính ấm giúp làm chậm lão hóa, phòng ngừa bướu cổ, giảm stress và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra thì nguồn protein có trong nấm bào ngư còn rất tốt cho bệnh nhân ung thư.
Nấm mỡ giúp giảm cholesterol
Nấm mỡ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid béo không bão hòa, chất xơ, các vitamin B, vitamin C, vitamin D và polyphenol. Những chất này được chứng minh làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Nấm hương giúp hạ huyết áp
Trong nấm hương có chứa một lượng lớn kali cùng với protein, chất xơ, polisaccarit, các vitamin như vitamin B2, D, PP giúp làm hạ đường huyết.
Nấm rơm giúp giảm cân
Hàm lượng chất béo không no cùng với các vi chất như: Sắt, canxi, phốt pho và những vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D và vitamin PP,... đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Các loại nấm ăn được và những tác dụng thần kỳ của nấm
3
Làm sao để nhận biết nấm độc?
Tên các loài nấm độc thường gặp ở Việt Nam
Theo thông tin từ trang www.vfa.gov.vn của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế cho biết các loài nấm độc thường gặp ở Việt Nam gồm:
Nấm độc tán trắng (Amanita Verna)
Nấm độc tán trắng thường mọc thành chụm hoặc mọc riêng lẻ trên đất. Mũ nấm có màu trắng, bề mặt nhẵn, lúc nhỏ có hình dạng quả trứng, khi lớn chúng có chiều cao 5 - 10cm và khi già mũ thường cụp vào trong.
Phiến nấm màu trắng, cuống trắng ở đoạn gần mũ có vòng dạng màng. Chân nấm phình ra vào bao lấy gốc như đài hoa. Thịt nấm mềm, có mùi thơm và có chứa độc tính amatoxin cao.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Nấm độc hình nón trắng có vẻ ngoài khá giống nấm độc tán trắng. Mũ nấm có màu trắng nhẵn bóng lúc còn non có dạng hình trứng, chụp lại ôm lấy cuống. Khi trưởng thành nón có đường kính 4 - 10cm. Phần thịt nấm mềm, màu trắng, có mùi khó chịu với chất độc chính là các amanitin (amatoxin).
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Nấm mũ khía nâu xám thường mọc trong rừng trên các thân cây mục nát. Mũ nấm có hình tròn hoặc hình chuông có những sợi tơ màu vàng hoặc nâu tỏa ra từ đỉnh mũ đến mép mũ. Khi nấm già, mũ nấm sẽ bị xẻ ra thành các tia riêng lẻ, đường kính mũ khoảng 2 - 8cm.
Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
Nấm ô tán trắng phiến xanh thường mọc ở ven chuồng trâu, bò hoặc trên bãi cỏ thành từng chùm hoặc mọc riêng lẻ. Mũ nấm hình bán cầu, màu vàng nhạt và có vảy màu nâu hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, nấm có dạng hình ô trải phẳng màu trắng với đường kính mũ 5 - 15cm.
Phiến nấm có màu trắng, khi già ngả xanh nhạt hoặc xanh xám, có vòng ở sát mũ. Chân nấm không phình dạng củ và không có gốc bao, thường dài khoảng 10 - 30cm. Thịt nấm có màu trắng, độc tính thấp chủ yếu gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Cách phân biệt nấm độc
Nấm độc thường có đầy đủ các bộ phận như: Mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuốn và bao gốc.
Bên trong thân nấm có màu hồng nhạt, mũ màu đỏ, có vảy màu trắng và sợi nấm thường phát sáng trong đêm là nấm độc.
Độc tính của nấm thường nằm ở tất cả các bộ phận của nấm và thay đổi theo mùa hoặc theo môi trường, đất đai, khí hậu.
Tham khảo thêm:
Cách phân biệt nấm lành và nấm độc
4
Các câu hỏi liên quan về nấm
Có nên ăn nấm mỗi ngày không?
Nấm là một loại thực phẩm có lượng calo thấp, những chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất cao nên thường được dùng trong thực đơn giảm cân hằng ngày.
Làm sao để chọn được nấm ngon
Để chọn được nấm tươi ngon, bạn cần chọn những cây nấm có màu sắc tươi, không dập nát và có mùi thơm đặc trưng. Không nên mua nấm có màu thâm đen, có nếp nhăn mà hãy chọn mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên phần chóp nấm.
Tham khảo thêm:
Bí quyết chọn mua và sử dụng nấm tươi hiệu quả
Nấm nào có thể nấu lẩu?
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng và nhiều nền ẩm thực phương Đông nói chung, nấm là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn hấp dẫn đặc biệt là món lẩu. Những loại nấm có thể nấu lẩu ngon có thể kể đến như: Nấm mèo, nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà.
Ngoài ra, còn nhiều loại nấm khác có thể được sử dụng trong nhiều món lẩu khác nhau như: Nấm Ngọc Tẩm, nấm linh chi, nấm mối, nấm mỡ, nấm hoàng đế, nấm bào ngư, nấm hải sản, nấm trâm vàng,...
Tham khảo thêm:
15 loại nấm ăn lẩu ngon, dễ tìm và được nhiều người ưa chuộng nhất
Cần chú ý gì khi chế biến và bảo quản nấm?
Lưu ý khi chế biến
Rửa nấm quá kỹ
Nấm thường mọc trong môi trường sạch, vì thế nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi dưỡng chất có trong nấm, làm nấm hút nhiều nước và nấu ăn sẽ rất nhạt nhẽo. Thay vì rửa quá kỹ, hãy dội sơ nước lên thậm chí không cần rửa nếu mua ở những cơ sở đảm bảo. Bạn chỉ cần cắt chân nấm, lau sạch bằng khăn ẩm hoặc bàn chải sạch là được.
Rửa nấm bằng nồi nhôm
Dùng nồi nhôm để đựng nấm sẽ khiến nấm bị ngả màu trong không còn hấp dẫn nữa. Vì thế, nên tuyệt đối tránh sử dụng chất liệu này trong chế biến nấm.
Nấu với nhiều dầu ăn
Nấm hút nước và chất lỏng rất mạnh, vì thế, bạn nên tránh nấu chung với quá nhiều dầu sẽ khiến nấm bị ngấm dầu ăn sẽ rất ngán và còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Nấu dưới nhiệt độ quá thấp
Nếu nấu ở nhiệt độ quá thấp, nấm sẽ ra nhiều nước, khiến chúng trở nên nát, nhạt nhẽo, không còn giữ được hương vị tươi ngon.
Ăn nấm với đồ uống lạnh
Nấm có tính hàn, bổ âm, vì thế nếu ăn nấm uống kèm trà đá, nước giải khát sẽ làm lạnh bụng, đau bụng, khó chịu.
Chưa nấu chín nấm hoàn toàn
Nấm cần được đun sôi trong khoảng 5 - 10 phút nếu không những vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết sẽ gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi bảo quản
Đối với nấm tươi
Nấm tươi nên sử dụng trước 12 giờ sau khi thu hái. Nấm muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể làm sạch rác, cắt gốc, sau đó chần qua nước sôi khoảng 1 - 2 phút rồi ngâm qua nước lạnh. Cho nấm vào chậu rồi đổ nước vào vừa ngập nấm. Cho vào tủ lạnh có thể bảo quản được 3 - 4 ngày.
Đối với nấm khô
Nên để nấm ở nơi thông thoáng, không bỏ trong túi ni lông kín khí. Khi sử dụng thì cho vào nước nóng ngâm cho nở rồi rửa sạch, cắt bỏ gốc.
Đối với các dạng khác
Dạng cơ thể, như muối mặn (nấm rơm, nấm mỡ...) nấm được bảo quản ở độ muối 20 – 22 độ.
Bà bầu có ăn nấm được không?
Nấm là món ăn lành tính nên bà bầu có thể sử dụng hằng ngày để bồi bổ cho cơ thể. Chúng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng hấp thụ đồng thời giúp thai nhi phát triển tốt. Hơn nữa chúng còn giúp cung cấp đủ sắt trong thai kỳ, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và tăng cường trao đổi chất.
Tham khảo thêm:
Những lợi ích bất ngờ từ nấm cho phụ nữ mang thai
Vừa rồi, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu những công dụng cũng như cách chọn nấm ngon. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết trên.
Nguồn: Cục An toàn thực phẩm