Mùa mưa bắt gặp những dấu hiệu này bạn cần đến bác sĩ ngay
Vào mùa mưa, sức đề kháng của chúng ta giảm dễ bị mắc các bệnh do côn trùng và vi khuẩn gây ra. Vì thế khi bạn bạn bắt gặp những dấu hiệu như sốt kéo dài, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy nặng,... hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời.
Theo Ths. Nguyễn Hữu Quý, dưới đây là một số bệnh thường gặp nhất khi vào mùa mưa bạn cần biết để phòng tránh và có thể đến tham khám bác sĩ để đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả.
1
Sốt kéo dài
Đây là một trong các triệu chứng của thể nhẹ bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở những người lần đầu tiên mắc vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Thời gian sốt từ 4-7 ngày từ thời gian muỗi đốt là đi kèm đó là đau khớp, sốt cao đến 40,5 độ C, đau đầu nghiêm trọng, đau bất thường trong hốc mắt, buồn nôn, ói mửa và phát ban da.
Sốt xuất huyết là một loại bệnh nguy hiểm, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Mỗi lần bùng phát dịch sốt xuất huyết, hậu quả gây ra vô cùng nặng nề cả về sức khỏe lẫn chi phí y tế.
2
Đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho... Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.
Cảm cúm rất dễ dàng lây lan cho người khác hơn là cảm lạnh. Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị do virus gây ra mà thường được chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày.
Với người lớn, khi đi ra ngoài nếu bị dính nước mưa cũng rất dễ bị cảm cúm, người bị cảm cúm thường sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi. Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng trong khi cảm lạnh thường tiến triển chậm và dễ chữa khỏi bằng các chế độ chăm sóc đúng cách.
Một số trường hợp, nếu không chữa trị kịp thời, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng.
3
Tiêu chảy cấp
Khả năng cao bạn bị đã mắc bệnh tả nếu có một số triệu chứng như: nôn, tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước, phân lỏng thành nước, giảm cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng…
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh tả vì nó ảnh hưởng đến ruột non. Bệnh tả phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
Trẻ em cần được chủng ngừa bệnh tả trong 6 tháng đầu sau sinh. Để phòng chống bệnh tả, tốt nhất bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh đồ ăn, thức uống. Nên ăn thực phẩm nấu chín để tránh vi khuẩn tả tăng lên khi vào cơ thể.
4
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.
Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.
5
Các bệnh về da liễu
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da,
6
Sốt và da bị vàng
Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira.
Trong và sau mưa, lũ, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể và gây bệnh.
Khi thấy những dấu hiệu trên, khả năng cao bạn đã bị mắc các bệnh khá nguy hiểm nên hãy đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để khám và chữa bệnh kịp thời. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy lưu ý thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Trong môi trường úng lụt nên đi ủng để phòng nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh. Giữ vệ sinh áo mưa, mũ bảo hiểm, giày khi đi mưa. Tránh để chúng ẩm ướt dẫn đến các bệnh ngoài da.
Nguồn: suckhoedoisong
Uống sữa là một trong những phương thức giúp nâng cao sức đề kháng. Chọn mua sữa chất lượng, chính hãng tại Tip Hay