Tip hay

Mối quan hệ toxic là gì? Những dấu hiệu nhận biết mối quan hệ toxic

Mối quan hệ toxic là gì? Những dấu hiệu nhận biết mối quan hệ toxic

Mối quan hệ toxic khiến cả hai người đều cảm thấy tiêu cực, không thoải mái. Vậy thì mối quan hệ toxic là gì và dấu hiệu nào để nhận biết mối quan hệ này?

Ngày nay, khi dạo quanh các nền tảng mạng xã hội, chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã từng thấy cụm từ “mối quan hệ toxic”. Hãy cùng Bách Hoá XANH tìm hiểu xem mối quan hệ toxic là gì nhé!

1 Mối quan hệ toxic là gì?

Mối quan hệ toxic có thể hiểu là mối quan hệ độc hại. Cụm từ này dùng để chỉ mối quan hệ mà cả hai làm tổn thương lẫn nhau và mang đến cho nhau những cảm xúc tiêu cực.

Mối quan hệ độc hại không chỉ xuất hiện ở quan hệ yêu đương mà còn có thể có ở bất kỳ mối quan hệ nào như bạn bè, giữa các thành viên trong gia đình,... Mối quan hệ toxic sẽ tác động đến cảm xúc của bạn, khiến bạn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi nhưng vì vẫn còn tình cảm nên khó để chấm dứt.

Mối quan hệ toxic là gì?Mối quan hệ toxic là gì?

2 Dấu hiệu của mối quan hệ toxic

Cảm thấy không được hỗ trợ

Thay vì cùng nhau phát triển và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi đối phương đạt được mong muốn thì ở mối quan hệ toxic, mọi mong muốn, thành tích đều có thể trở thành cuộc cạnh tranh.

Khi ở trong một mối quan hệ độc hại, bạn sẽ cảm thấy không có được sự đồng hành, hỗ trợ hay khuyến khích, còn người kia sẽ đặt những mục tiêu của họ lên trên hết và những điều bạn muốn, nhu cầu của bạn không hề quan trọng.

Cảm thấy khôCảm thấy không được hỗ trợng được hỗ trợCảm thấy không được hỗ trợ

Giao tiếp thiếu tôn trọng với mọi người

Thông qua cách giao tiếp hằng ngày của người kia đối với bạn và những người xung quanh, ta có thể biết được, liệu rằng bản thân có đang ở trong mối quan hệ độc hại hay không.

Nếu trong một cuộc trò chuyện thông thường giữa cả hai, họ tỏ ra thiếu tôn trọng và cuộc nói chuyện thường xuất hiện những câu nói có hàm ý chỉ trích, mỉa mai nhưng khi bạn hỏi rõ về những câu nói ấy và họ giải thích rằng đó chỉ là lời đùa giỡn vô hại. Đây chính là một trong các dấu hiệu của một mối quan hệ toxic.

Bên cạnh đó, mối quan hệ thiếu tích cực này còn có thể được thể hiện thông qua một số hành động, tình huống như:

  • Thường xuyên la hét, ném đồ vật xung quanh khi tức giận.
  • “Chiến tranh lạnh”.
  • Sử dụng những từ ngữ gây tổn thương người nghe.
  • Lắng nghe những gì bạn nói với mục tiêu đáp trả thay vì cảm thông.

Đe dọa về thể xác hoặc cưỡng bức

Mối quan hệ toxic có thể là khi họ dùng lời nói, hành động để thao túng suy nghĩ của người còn lại. Họ khiến người còn lại tin rằng mọi lỗi lầm xảy ra điều là lỗi của người còn lại.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn còn có thể quan sát cách họ cư xử với những người tình cờ gặp như nhân viên quán ăn, những người cùng xếp hàng khi cần mua gì đó,...

Giao tiếp thiếu tôn trọng với mọi ngườiGiao tiếp thiếu tôn trọng với mọi người

Ghen tuông hay đố kỵ

Ghen có thể được xem là một thứ gia vị trong tình yêu và đây là cảm xúc tự nhiên ở bất kỳ ai. Nhưng, nếu như điều này diễn ra quá thường xuyên, họ thể hiện sự không tin tưởng, nghi ngờ người kia một cách vô lý thì mối quan hệ sẽ nhanh chóng bị lung lay và dần trở nên độc hại.

Ghen tuông hay đố kỵGhen tuông hay đố kỵ

Hành vi kiểm soát

Nếu người kia bắt đầu xuất hiện những hành vi kiểm soát về tài chính, thời gian hay các mối quan hệ khác xung quanh bạn thì đây có thể là một mối quan hệ toxic.

Họ muốn quản lý và bắt buộc cuộc sống của bạn phải diễn ra theo ý họ, tước đi sự độc lập, thời gian riêng tư của bạn, gần như muốn tách bạn khỏi người thân, bạn bè và các hoạt động yêu thích. Một số hành vi kiểm soát có thể kể đến như:

  • Đe doạ.
  • Kiểm soát suy nghĩ của bạn, luôn muốn nói cho bạn điều gì là đúng.
  • Cố kiểm soát các vấn đề về tiền bạc của bạn.
  • Tra hỏi và muốn biết tất cả các thông tin về bạn và những người xung quanh.
  • Thường xuyên có mặt khi bạn ở cùng người khác và luôn muốn tách bạn ra khỏi các mối quan hệ xung quanh.
  • Đòi hỏi về quyền truy cập vào các thiết bị cá nhân như điện thoại và các nền tảng mạng xã hội.

Hành vi kiểm soátHành vi kiểm soát

Thường xuyên nói dối

Nói dối là một trong những biểu hiện cho sự thiếu tôn trọng đối phương. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, sẽ khiến sự tin tưởng giữa cả hai dần mất đi và trở thành sự bắt đầu của một mối quan hệ độc hại.

Thường xuyên nói dốiThường xuyên nói dối

Mất cân bằng giữa cho và nhận

Mối quan hệ toxic là khi bạn luôn phải bỏ qua nhu cầu của bản thân để làm hài lòng đối phương. Lúc này, bạn có thể đưa ra đề nghị để đặt ra ranh giới, nhưng nếu như họ bác bỏ hay coi thường thì sẽ càng thể hiện rõ rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ không lành mạnh.

Bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:

  • Bạn luôn là người bắt đầu những cuộc trò chuyện, nhắn tin.
  • Các cuộc trò chuyện ngắt quãng và mất khoảng thời gian dài giữa lúc tin nhắn được gửi đi và khi phản hồi.
  • Cảm thấy mình thường xuyên nhắc nhở đối phương về việc thay đổi hành vi của họ.
  • Xuất hiện sự không công bằng giữa việc phân công các công việc, trách nhiệm trong mối quan hệ.

Mất cân bằng giữa cho và nhậnMất cân bằng giữa cho và nhận

Luôn cảm thấy kiệt sức

Mối quan hệ toxic sẽ khiến bạn cảm thấy mất cân bằng và luôn cảm thấy kiệt sức vì phần lớn thời gian, tinh thần và năng lượng của bạn đều dành cho người kia, khi mối quan hệ xảy ra các cuộc tranh cãi sẽ khiến năng lượng tích cực càng mất đi nhiều hơn.

Nếu cảm thấy như thế, hãy thử nghĩ đến lần cuối mà bạn dành thời gian để làm những gì mà bạn muốn là khi nào, các mối quan hệ xung quanh bạn có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ này hay không.

Và hãy thử dùng một phần năng lượng để thực hiện những mục tiêu, dành thời gian chăm sóc bản thân và đánh giá phản ứng của đối phương. Nếu như họ trở nên tiêu cực thì đây là một dấu hiệu vô cùng rõ ràng cho một mối quan hệ độc hại.

Luôn cảm thấy kiệt sứcLuôn cảm thấy kiệt sức

3 Cách thoát khỏi mối quan hệ toxic

Nhận thức vấn đề

Trước hết, hãy nghĩ về mối quan hệ này và thử xem xét xem liệu có gì không ổn và cần thay đổi trong mối quan hệ này. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái khi tương tác với đối phương hoặc bầu không khí giữa cả hai trở nên tiêu cực.

Cách thoát khỏi mối quan hệ toxicCách thoát khỏi mối quan hệ toxic

Xác nhận hành vi độc hại

Hãy thử xác nhận lại những hành vi của họ khi giao tiếp với bạn và mọi người xung quanh xem liệu họ có khiến bạn luôn cảm thấy tội lỗi, thường xuyên ghen tuông hay có xu hướng kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của bạn hay không,...

Xác nhận hành vi độc hạiXác nhận hành vi độc hại

Có trách nhiệm

Mối quan hệ độc hại có thể đến từ cả hai. Vì thế bạn cũng nên thử suy xét xem liệu bản thân có những hành vi không lành mạnh tác động đến người kia hay không.

Việc nhìn nhận ra vấn đề của bản thân mình và có trách nhiệm cho những gì mình đã làm sẽ vô cùng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ một cách suôn sẻ.

Đồng thời cũng sẽ khuyến khích đối phương dành thời gian suy nghĩ về những hành động của họ trong thời gian qua. Đây sẽ là cơ hội để có thể cứu vãn mối quan hệ nếu như cả hai chấp nhận những gì mình đã gây ra cho người kia và cùng nhau vượt qua.

Có trách nhiệmCó trách nhiệm

Có những cuộc nói chuyện lành mạnh

Nếu đã xác định được các vấn đề thì thứ bạn cần lúc này chính là một cuộc trò chuyện lành mạnh giữa cả hai để trao đổi và giải quyết. Trong lúc trò chuyện, bạn có thể quyết định xem nên để họ thay đổi và tiếp tục mối quan hệ hay phải chấm dứt.

Có những cuộc nói chuyện lành mạnhCó những cuộc nói chuyện lành mạnh

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn khám phá được thêm nhiều thông tin về mối quan hệ toxic. Hãy cân nhắc thật kỹ và đưa ra quyết định thật sáng suốt khi gặp phải những vấn đề trên nhé! Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc.

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: Mối quan hệ toxic là gì? Những dấu hiệu nhận biết mối quan hệ toxicmối quan hệ toxicmối quan hệ toxic là gìnhận biết mối quan hệ toxic