Mẹo hạn chế bị 'điện giật' do hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông
Theo dõi bài viết sau đây để cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về các mẹo hạn chế bị ‘ điện giật ‘ do hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông nhé.
Vào mùa đông chúng ta thường hay gặp phải hiện tượng bị "giật điện" khi chạm vào các đồ vật bằng kim loại hoặc người xung quanh, kể cả vật nuôi. Nhưng vì sao lại có hiện tượng này? Và làm cách nào để hạn chế bị “điện giật”. Hãy cùng với Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1
Tại sao bạn lại bị điện giật vào mùa đông ?
Hiện tượng bị điện giật thường xuất hiện vào mùa đông, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu lạnh và khô, đó gọi là hiện tượng tĩnh điện. May mắn thay hiện tượng này không hề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Tuy nhiên nó gây ra cảm giác sợ hãi cho nhiều người khi phải chạm vào một thứ gì đó bất kỳ, mặc dù hiện tượng giật tĩnh điện không quá đau, thế nhưng nó làm người khác giật mình và bị tê ở phần tiếp xúc tĩnh điện như đầu ngón tay, bàn chân,...
Hiện tượng tĩnh điện xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa đông do thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng. Cơ thể người hay động thực vật cũng là một bộ máy điện hóa đặc biệt, vào mùa đông hay xảy ra sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc, kéo giãn quần áo hoặc các hành động cọ xát khác.
Từ đó bạn có thể hiểu đơn giản là khi cơ thể của bạn bị mất cân bằng điện tích và chạm vào một vật nào đó có điện trở suất cao thì lúc này điện tích tĩnh điện được tạo ra từ hai bề mặt tiếp xúc với nhau khiến cho bạn bị “giật điện” và tê nhẹ ở đầu ngón tay.
Ngoài ra còn có thêm 1 trường hợp là tóc bị dựng ngược khi cởi bỏ mũ, nón. Nguyên nhân là do tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện lạnh, khô sẽ khiến cho tóc sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len.
2
Cách khắc phục tình trạng điện giật vào mùa đông.
Để hạn chế tình trạng phiền phức này, ta có thể tham khảo một số cách làm sau:
Tăng độ ẩm trong không khí
Tĩnh điện thường xảy ra vào lúc trời lạnh khi không khí rất khô. Nếu nguyên nhân chính là độ ẩm trong không khí thấp, thì hãy gia tăng độ ẩm trong không khí xung quanh bạn.
Bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông. Độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn. Nhờ vậy, hiện tượng tĩnh điện gần như sẽ không thể xảy ra.
Hạn chế đi giày cao su
Không nên đi giày dép bằng cao su, vì cao su là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, nilon…
Thay vào đó đi chân trần sẽ giảm tĩnh điện hút vào cơ thể. Nếu không có tĩnh điện trên cơ thể thì sẽ không có tĩnh điện trên quần áo nên hãy đi chân trần quanh nhà nếu bạn sắp phải mặc một bộ trang phục nào đó.
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên
Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp. Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.
Sử dụng giấy dryer sheet
Giấy dryer sheet là loại giấy gần giống như giấy ăn, nhưng mỏng hơn và thường được dùng trong quá trình sấy khô quần áo. Dryer sheet có nhiều tác dụng như làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.
Trên đây là bài viết của Tip Hay về các mẹo hạn chế bị “điện giật” do hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông. Mong rằng với những thông tin này sẽ có ích do bạn trong việc bảo vệ bản thân cũng như gia đình của mình.