Tip hay

Mẹ trẻ chia sẻ bí quyết dạy con không dùng đòn roi, hình phạt

Mẹ trẻ chia sẻ bí quyết dạy con không dùng đòn roi, hình phạt

Có phải bạn cho rằng cách nhanh nhất để con nghe lời là dùng đòn roi? Cùng mẹ trẻ chia sẻ bí quyết dạy con không dùng đòn roi, hình phạt nhé với Bách hoá XANH!

Mỗi khi trẻ có những hành động bướng bỉnh hoặc không nghe lời, các bậc phụ huynh thường sẽ la mắng, dùng đòn roi để bé ngoan ngoãn hơn. Tuy nhiên, điều này dễ hình thành sự sợ hãi, trốn tránh, thậm chí là nói dối bố mẹ. Vậy làm thế nào để con trẻ “hợp tác” với bạn?

1 Tại sao phụ huynh thường dùng đòn roi dạy con?

Một số phụ huynh chia sẻ rằng đòn roi là cách khiến trẻ dễ nghe lời nhất và chấm dứt nhanh thói hư và tật xấu. Đôi khi, vì áp lực với công việc mà bố mẹ thường không để ý đến con và lặp đi lặp lại các hành động nóng giận vô thức. Cho dù có bất kỳ lý do gì thì bậc phụ huynh không nên dùng đòn roi để dạy trẻ vì có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ trong tương lai.

Áp lực công việc khiến bạn dễ cáu gắt với con trẻÁp lực công việc khiến bạn dễ cáu gắt với con trẻ

2 Những lý do khiến trẻ không nghe lời

Bạn có hay thắc mắc tại sao trẻ thường không nghe lời không? Hãy cùng xem qua những lý do điển hình như:

  • Trẻ không thật sự nghe thấy lời bạn nói.
  • Trẻ không hiểu những gì bạn đang truyền đạt.
  • Trẻ bị bắt phải làm những điều mà chúng không thích.
  • Trẻ mắc các bệnh lý gây khó chịu trong người.

Trẻ không nghe lời có thể do không hiểu bạn nói gìTrẻ không nghe lời có thể do không hiểu bạn nói gì

3 Những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ khi dùng đòn roi

Việc dạy con bằng đòn roi là một trong những biện pháp ảnh hưởng lớn đến tâm lý phát triển của trẻ. Không chỉ mang lại đau đớn về thể xác mà còn khiến trẻ dễ mắc các hội chứng rối loạn hành vi xã hội.

Trẻ phải chịu đau đớn về thể xác và tinh thần khi bị đánh đònTrẻ phải chịu đau đớn về thể xác và tinh thần khi bị đánh đòn

Theo nghiên cứu của trường Đại học Tulane tại Mỹ, những trẻ thường xuyên bị đánh đòn từ lúc 3 tuổi sẽ có hành vi gây rối nhiều hơn so với trẻ bình thường. Lúc này, chúng có xu hướng bắt chước các thói quen bạo lực dẫn đến trạng thái cảm xúc không ổn định. Đặc biệt, trẻ dễ trở nên tự ti, trầm cảm hoặc hiếu chiến với người khác.

Trẻ có thể tự ti và sợ hãi mọi người xung quanhTrẻ có thể tự ti và sợ hãi mọi người xung quanh

4 Bí quyết dạy con không dùng đòn roi, hình phạt

Theo chia sẻ của bà mẹ trẻ Trương Ngọc Dư Tâm, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn cho biết: “Con mình không ngoan đâu, rất bướng và thường xuyên la hét với mọi người. Mình đã thử nhiều cách như hít thở hoặc im lặng mỗi khi nóng giận để tránh la mắng con, nhưng tất cả đều không hiệu quả. May mắn sau khoảng thời gian tìm hiểu về bản thân, mình nhận ra chính các ông bố, bà mẹ là những người nên ổn định tâm lý trước khi bắt đầu dạy con.”

Giai đoạn 1: Chữa lành cảm xúc

Ngay khi bạn bắt đầu có trạng thái như nóng giận và muốn la mắng con trẻ, bạn hãy bình tĩnh và cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình từ từ. Hãy dành thời gian cho bản thân để suy nghĩ thấu đáo hơn về hành động của trẻ ở thời điểm đó.

Kiểm soát cảm xúcKiểm soát cảm xúc

Giai đoạn 2: Quan sát con trẻ

Nếu bạn quan sát và hiểu rõ những điều trẻ đang muốn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và dần trở thành người “bạn" thân thiết với con. Dành thời gian để lắng nghe và trò chuyện cùng con sẽ là cơ hội để bé chủ động làm theo những mong muốn của bạn.

Quan sát con trẻQuan sát con trẻ

Giai đoạn 3: Thay đổi câu từ

Giao tiếp là cả một nghệ thuật trong nuôi dạy con trẻ. Những câu từ kết hợp các tông giọng khác nhau sẽ cho ra ý nghĩa khác nhau. Thay vì bảo con “Không được vứt đồ chơi lung tung”, bạn hãy dẫn dắt trẻ: “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng cho gọn gàng nhé.” Bởi cụm từ “không được”, “không nên" sẽ khiến lượng thông tin mà bé tiếp nhận bị loãng và không rõ ràng. Nếu bạn đưa ra một lời khuyên cụ thể, trẻ sẽ dễ tiếp thu và ý thức được hành động của mình.

Sử dụng câu từ phù hợpSử dụng câu từ phù hợp

Giai đoạn 4: Điều hướng nhận thức và làm chủ cảm xúc

Khi bắt đầu làm chủ được cảm xúc, bạn sẽ dần hiểu và giao tiếp với trẻ dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn sẽ trở thành tấm gương tốt cho con noi theo. Điều này giúp trẻ phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo ra hành động tích cực và đáng khen.

Giao tiếp với con nhiều hơnGiao tiếp với con nhiều hơn

Sau các giai đoạn trên, mẹ trẻ Dư Tâm cho biết: "Khi kết nối với con đã giúp phá vỡ rất nhiều suy nghĩ sai lệch khiến mình không hiểu bé. Tới thời điểm này mình cảm nhận không phải con lì mà là tâm lý phòng vệ vì bị phản bác quá nhiều sinh ra thói hư của bé. Kết nối với mẹ từ sớm thì con sẽ xem mẹ là tượng đài, chỉ cần mẹ nói đúng con sẽ nghe theo hơn là ảnh hưởng từ người ngoài".

Hy vọng với những chia sẻ về bí quyết dạy con không dùng đòn roi mà Tip Hay mang đến có thể giúp bạn hiểu con và lựa chọn cách phù hợp để nuôi dạy bé nhé!

Từ khóa: Mẹ trẻ chia sẻ bí quyết dạy con không dùng đòn roi hình phạtKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh