Mẹ bị viêm họng cho con bú có sao không? Mẹo giảm viêm họng cho mẹ
Viêm họng là một bệnh phổ biến và xảy ra thường xuyên với cơ thể con người, nhưng đối với mẹ bỉm đang cho con bú thì có sao không và cách giảm viêm họng như thế nào?
Viêm họng là một triệu chứng của bệnh cảm nhẹ, mà cơ thể của người mẹ sau khi sinh thường sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy khi mẹ bị viêm họng cho con bú có sao không và làm cách nào để giảm triệu chứng viêm họng cho mẹ? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1
Nguyên nhân mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú
Mẹ bị viêm họng trong giai đoạn đang cho con bú rất hay xảy ra vì cơ thể của người mẹ thời điểm này hệ miễn dịch rất yếu do mất nhiều máu khi sinh. Điều này đã làm vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể của người mẹ gây nên những bệnh về hô hấp khiến mẹ bị viêm họng.
Bên cạnh đó, người mẹ còn phải chăm sóc cho con nên làm cơ thể mệt mỏi và sức khỏe giảm sút. Đây cũng là một nguyên nhân khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, sự lây lan nhanh của virus cúm khiến mẹ bị viêm họng.
2
Triệu chứng khi mẹ bị viêm họng
Khi bị viêm họng mẹ sẽ cảm nhận được cổ họng của mình có sự đau rát, khô, ngứa, khi nuốt thức ăn sẽ đau hơn bình thường. Khi nặng hơn, mẹ sẽ bị ho khan hoặc ho có đờm, cổ họng đau và rát hơn khi ho, giọng hơi khàn và có cảm giác khó chịu. Tùy thuộc vào cơ thể và sức khỏe của mỗi người mà mẹ có thể sốt, mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, buồn nôn hoặc sưng đau, sưng đỏ amidan, nổi hạch dưới cằm, cổ.
3
Mẹ bị viêm họng cho con bú có sao không?
Khi mẹ bị viêm họng cho con bú phải cân nhắc khi uống thuốc, vì điều này tác động đến cơ thể của trẻ. Nếu mẹ sử dụng các loại thuốc điều trị không qua sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú sữa mẹ. Nhưng để tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ nên đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định để tránh gây ra những tác dụng phụ của thuốc làm gây hại cho cơ thể của bé.
4
Cách phòng ngừa lây nhiễm cho bé khi mẹ bị viêm họng
Vì người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên đường sữa của mẹ sẽ tác động truyền nối sang cho trẻ. Do đó, mẹ cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bé như hạn chế tiếp xúc với trẻ, tránh ôm hôn trẻ, không cho trẻ bú mẹ trực tiếp mà mẹ nên chiết sữa của mình sang bình để cho bé dùng dần.
Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ thì người mẹ cần rửa tay sạch sẽ, nên đeo khẩu trang để tránh ho hoặc hắt xì vào trẻ. Nếu mẹ bị sốt khi viêm họng thì cần cách ly với trẻ và hạn chế cho bé bú cho đến khi bệnh tình có chuyển biến tốt hơn.
5
Cách giảm viêm họng cho mẹ sau sinh không dùng thuốc
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại trà có nhiều công dụng đối với cơ thể, loại trà này có thể giúp cơ thể mẹ giảm đau và tránh nhiễm trùng hiệu quả. Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cơ thể mẹ thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin để tăng sức đề kháng, điều trị giảm nhiệt đối với các bệnh cảm nhẹ
Nước muối ấm
Khi viêm họng mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm, thực hiện 3 lần mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi hơn. Súc miệng nước muối có thể giúp cổ họng được sát khuẩn, giảm đau và giảm sưng nhanh chóng, hiệu quả.
Nước ép mầm lúa mì
Nước ép mầm lúa mì có thể làm cơ thể của người mẹ tăng cường thể lực, cải thiện hệ miễn dịch, phục hồi vết thương và thanh lọc cơ thể. Trong nước ép mầm lúa mì có rất nhiều chất diệp lục giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại phát triển giúp cho mẹ cải thiện được tình trạng bệnh của mình.
Nước chanh ấm
Nước chanh ấm là một phương pháp điều trị bệnh được lưu truyền từ rất lâu, thức uống này giúp tăng cường hệ miễn dịch, trong chanh có nhiều vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể của mẹ. Mỗi ngày bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm để làm dịu cơn đau viêm họng nhanh chóng.
Uống chanh với mật ong
Chanh với mật ong là một phương pháp dân gian rất hữu ích và hiệu quả để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê mật ong vào một ít nước cốt chanh và thêm nước ấm là có thể sử dụng. Nên uống mỗi ngày 2 lần để bảo vệ cổ họng tốt hơn.
Giấm táo
Giấm táo được sử dụng để làm nước súc miệng khi bị viêm họng, mẹ có thể lấy một ít giấm táo hòa chung với một ít nước ấm để súc miệng, ngày 2 lần để giúp cơn đau được giảm xuống và xua tan được cảm giác khó chịu của bệnh viêm họng.
Nước gừng
Nước gừng có khả năng phòng ngừa vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm ấm cơ thể, đẩy lùi tình trạng viêm họng hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng một vài lát gừng cho vào ly nước ấm và dùng mỗi ngày để làm giảm cơn đau và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bạc hà
Bạc hà được xem là một loại thảo dược có công dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị những căn bệnh về đường hô hấp, là một trong những phương thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả và thường được sử dụng. Khi sử dụng bạc hà mẹ có thể pha một chút mật ong vào để dễ dùng hơn.
Chú ý việc ăn uống và sinh hoạt
Vì cơ thể của người mẹ trong giai đoạn mới sinh và cho con bú còn rất yếu nên cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục. Khi này mẹ nên tránh đi đến những nơi công cộng đông người, khi đi nên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên để hạn chế tiếp xúc với những vi khuẩn dễ lây lan. Bên cạnh đó mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch.
Như vậy, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu về vấn đề mẹ bị viêm họng có cho con bú được không và những mẹo giảm viêm họng cho mẹ rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích để chăm sóc mẹ và bé.
Nguồn: hellobacsi.com, vinmec.com