Tip hay

Mẹ bị thủy đậu cho con bú được không? Một số lưu ý cần biết

Mẹ bị thủy đậu cho con bú được không? Một số lưu ý cần biết

Thủy đậu là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải, kể cả mẹ bỉm sữa. Cùng tìm hiểu mẹ bị thủy đậu cho con bú được không và một số lưu ý cần biết nhé!

Rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh mắc bệnh thủy đậu gây cản trở quá trình chăm sóc con. Một số người thắc mắc liệu mẹ bị thủy đậu có cho con bú được hay không cũng như những lưu ý xoay quanh vấn đề này. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Tip Hay để tìm câu trả lời chi tiết bạn nhé!

1 Con đường lây truyền bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Người khỏe mạnh có thể bị lây thủy đậu qua việc tiếp xúc với mụn nước hoặc chất dịch từ mũi và miệng của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như mặc chung quần áo, sử dụng bàn chải đánh răng, khăn tắm,... bởi bệnh thủy đậu có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau.

Con đường lây truyền bệnh thủy đậuCon đường lây truyền bệnh thủy đậu

2 Mẹ bị thủy đậu cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập, thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan nên rất nhiều mẹ bỉm lo lắng rằng khi mắc bệnh thì có được cho con bú hay không. Câu trả lời là hoàn toàn được bởi một số nghiên cứu đã chứng minh trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp bé phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vì vậy, bạn có thể yên tâm cho con bú khi đang mắc bệnh.

Tuy nhiên, sức khỏe của trẻ sơ sinh khá yếu và dễ bị tổn thương nên mẹ cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình cho con bú nếu đang bị thủy đậu. Bạn không nên cho trẻ tiếp xúc với các nốt mụn nước hoặc dùng chung đồ cá nhân của mình. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Mẹ bị thủy đậu cho con bú có ảnh hưởng gì không?Mẹ bị thủy đậu cho con bú có ảnh hưởng gì không?

3 Cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ sang con

Cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ lây bệnh thủy đậu từ mẹ sang con là để mẹ hạn chế tiếp xúc với trẻ nhiều nhất có thể. Trong thời gian này, bạn cần đeo khẩu trang khi cho con bú và có thể vắt sữa ra bình sữa, sau đó cho con bú bình. Lưu ý không được ôm hôn hoặc đùa giỡn với con để tránh các giọt bắn. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bị thủy đậu không nên ngủ chung giường với trẻ nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả.

Cách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ sang conCách ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ sang con

4 Cách chăm sóc mẹ bị thủy đậu nhanh khỏi bệnh

Chế độ ăn uống và chăm sóc mẹ sau sinh mắc bệnh thủy đậu cũng là một vấn đề quan trọng cần được chú ý. Sau đây là một số cách chăm sóc giúp người bệnh nhanh khỏi:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Khi bị thủy đậu, cơ thể sẽ ngứa ngáy và nổi rất nhiều mụn nước. Chính vì thế, bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm với nước ấm, không dùng tay gãi mụn nước vì điều này chỉ khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng hơn và để lại sẹo.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bị thủy đậu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, protein, chất xơ,... để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Cách chăm sóc mẹ bị thủy đậu nhanh khỏi bệnhCách chăm sóc mẹ bị thủy đậu nhanh khỏi bệnh

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc mẹ bị thủy đậu cho con bú được không cũng như một số lưu ý mà bạn cần biết. Tip Hay chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Nguồn: medlatec.vn

Từ khóa: Mẹ bị thủy đậu cho con bú được không? Một số lưu ý cần biếtmẹ bị thủy đậu cho con bú được khôngbị thủy đậu cho con bú được khôngmẹ bị thủy đậu cho con bú