Mẹ bầu sau sinh ăn rau xà lách được không? Những lưu ý cần biết
Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau của Tip Hay để xem các mẹ sau sinh có ăn được rau xà lách hay không nhé!
Xà lách là một loại rau đã quá quen thuộc với các bữa ăn trong gia đình. Rau xà lách không chỉ góp phần cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Phụ nữ sau sinh có nên ăn rau xà lách không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Mẹ sau sinh ăn rau xà lách được không?
Không ít chị em phụ nữ thắc mắc rằng sau sinh có được ăn rau xà lách hay không thì câu trả lời là có. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong xà lách chứa rất nhiều nước, chất xơ và các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, kali,... cùng với một số loại vitamin như vitamin A, vitamin C. Có thể thấy đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho các mẹ và trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, rau xà lách còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu, thông sữa và rất tốt cho các mẹ ít sữa sau sinh. Vì thế, phụ nữ sau sinh có thể bổ sung thêm rau xà lách vào chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mẹ và tốt cho em bé khi bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, đối với bất kì loại thực phẩm nào cũng đều có 2 mặt của nó. Các mẹ nên rửa rau xà lách thật kỹ trước khi ăn và không nên ăn quá nhiều, chỉ nên bổ sung một lượng phù hợp để hạn chế được những rủi ro gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
2
Khi nào mẹ sau sinh có thể ăn được rau xà lách sống?
Tùy vào cơ địa cũng như mức độ hồi phục thể trạng của từng người, khi cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, hệ tiêu hóa ổn định trở lại thì các mẹ sau sinh có thể ăn được rau xà lách sống.
Trong rau sống có thể còn tồn tại những loại trứng ấu trùng, giun sán, vi khuẩn,... gây nên các mối nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là với những mẹ mới sinh xong, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, sức đề kháng còn rất yếu.
Vì thế, thông thường những bà mẹ sinh thường sẽ mất khoảng 3 - 4 tháng, còn sinh mổ thì 5 - 6 tháng là có thể ăn được rau xà lách sống. Tốt nhất nên kiêng ăn xà lách và các loại rau sống nói chung trong vòng 3 tháng đầu để cơ thể hồi phục hoàn toàn, sức đề kháng tăng lên và tránh những ảnh hưởng xấu của việc ăn rau sống.
3
Lợi ích khi mẹ sau sinh ăn rau xà lách
Giảm căng thẳng
Căng thẳng, trầm cảm sau sinh là một trong những tình trạng phổ biến mà các mẹ sau sinh thường gặp phải. Khi đó, mẹ có thể bổ sung xà lách vào bữa ăn hàng ngày vì trong xà lách có chứa nhiều muối khoáng, những nguyên tố kiềm cùng với hàm lượng magie khá cao. Nhờ đó mà có thể giúp cơ thể tỉnh táo, giảm stress rất phù hợp cho sản phụ. Nhờ lactuarium - một chất giúp làm dịu sự kích thích thần kinh, mà xà lách có thể giúp tránh nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Ngăn ngừa táo bón
Táo bón chính là mối lo ngại không chỉ của các mẹ sau sinh mà còn với tất cả mọi người. Với hàm lượng chất xơ và cellulose vô cùng dồi dào, xà lách có tác dụng giúp ruột co bóp tốt hơn, nhờ đó mà tránh được tình trạng táo bón.
Giúp giảm cân
Đối với phụ nữ sau sinh, việc giảm cân mà không gây ảnh hưởng đến em bé được rất nhiều chị em quan tâm. Xà lách chính là lựa chọn phù hợp nhất do chúng chứa nhiều nước, chất xơ cùng các vitamin cần thiết nhưng lại rất ít calo. Ăn xà lách sẽ có cảm giác no bụng mà không gây thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những thành phần trong xà lách còn có tác dụng đem lại cho mẹ làn da tươi mát, trẻ hóa rạng ngời.
4
Những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn rau xà lách
Mẹ bỉm trong thời gian sau sinh cần hết sức lưu ý một số điều trong vấn đề ăn rau sống sau đây:
Gây các bệnh về đường tiêu hóa
Trong rau xà lách sống không được vệ sinh kỹ sẽ còn chứa các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể gây ngộ độc, nôn ói, nhiễm khuẩn, mệt mỏi trong người,...Các mẹ nên ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Ăn rau xà lách nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến việc bé bú
Nếu các mẹ sau sinh ăn phải các loại rau xà lách không có nguồn gốc rõ ràng, còn tồn đọng thuốc trừ sâu hay bị nhiễm khuẩn sẽ khiến nguồn sữa mẹ bị giảm chất lượng, từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến việc bú của bé. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ngộ độc và tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của bé.
Bị viêm đại tràng không nên ăn rau xà lách
Viêm đại tràng là một căn bệnh liên quan trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Người bị viêm đại tràng không nên ăn rau sống dù chỉ với lượng ít. Lý do là vì trong rau sống chứa chất xơ không tan như cellulose, khi ăn vào sẽ rất dễ khiến thành ruột cọ xát nhau, gây tổn thương thành ruột, từ đó khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.
Người bị đau dạ dày
Rau sống có hàm lượng chất xơ cao, dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, những mẹ sau sinh bị đau dạ dày thì không nên ăn rau sống.
Người đang dùng thuốc đông máu
Với các mẹ đang sử dụng các loại thuốc làm đông máu có hàm lượng vitamin K cao thì không nên ăn rau xà lách sống. Do xà lách sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nguy hiểm hơn, nếu ăn rau sống còn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục).
Có tiền sử bị suy thận
Nếu mẹ sau sinh có tiền sử bị bệnh suy thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, đặc biệt là xà lách sống, vì thận lúc không thể đào thải các chất này theo đường tiểu. Từ đó, rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Người dễ bị cảm cúm
Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa. Tuy nhiên, những mẹ sau sinh với sức đề kháng còn yếu, dễ bị cảm cúm thì không nên ăn loại rau này vì sẽ dễ phát bệnh và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Mặc dù vậy, với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ có đáp án cho câu hỏi mẹ bầu sau sinh có được ăn rau xà lách không? Chúc mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Tip Hay để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Nguồn: monkey.edu.vn