Mẹ bầu mang song thai cần chuẩn bị gì khi đi sinh?
Việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trước khi đi sinh đối với mẹ bầu mang song thai giúp bổ mẹ chủ động hơn. Các kiến thức cần chuẩn bị trước khi đi sinh.
Mang song thai là một niềm vui lớn đối với các bậc phụ huynh. Có rất nhiều thứ mà một mẹ bầu khi mang song sinh cần phải chuẩn bị. Vì thế, hãy cùng Tip Hay đi tìm hiểu ngày những việc cần làm khi sinh đôi nhé.
1
Sinh đôi khác gì so với sinh thường?
Khác với việc sinh thường, khi tế bào trứng gặp tinh trùng kết hợp với nhau. Sau đó, trứng sẽ liên tục phân chia tạo thành nhiều tế bào. Các tế bào này sẽ di chuyển xuống tử cung theo ống dẫn trứng và gắn vào nội mạc tử cung để làm tổ. Sau khoảng 3 tuần, phôi thai chính thức đã hình thành và phát triển cho đến đến khi hoàn thiện.
Hiện tượng song thai xảy ra do những bất thường trong việc kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Có hai dạng sinh đôi là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
Đối với sinh đôi cùng trứng, khi trứng gặp tinh trùng tạo nên một hợp tử hợp tử này sau đó sẽ phân chia tạo nên hai cá thể riêng biệt. Chính vì được tạo thành từ một trứng và 1 tinh trùng nên đối với hình thức sinh đôi cùng trứng, những đứa trẻ sẽ giống nhau 100% về mặt di truyền từ đó khiến 2 đứa bé được sinh ra giống nhau về mặt hình dáng, giới tính,....
Đối với sinh đôi khác trứng, khi cơ thể người tự thụ tinh, lúc này hiện tượng hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt. Những đứa trẻ sinh đôi khác trứng chỉ giống nhau khoảng 50% trong cấu trúc ADN, chính vì thế mà chính có nhiều điểm khác biệt trong nhân dạng, tính cách cũng như giới tính,....
2
Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị khi sinh đôi
Khám sức khỏe trước khi mang thai
Việc này là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một sản phụ nào, đặc biệt là sản phụ mang song thai cần phải chú ý hơn. Khám sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn loại trừ được một số bệnh di truyền cũng như để bác sĩ giải đáp những thắc mắc của bạn trong quá trình mang thai.
Lựa chọn cách thức sinh
Hãy nói chuyện với bác sĩ để chuẩn bị phương án và cách thức sinh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và làm một số kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của bạn có đáp ứng được việc sinh thường hay không. Nếu không, đừng ngần ngại chọn cách sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Rèn luyện chế độ ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống đầy đủ và khoa học có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trước khi mang thai mà còn trong cả quá trình mang thai và sau này. Chất dinh dưỡng chính là thứ cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể của cả người mẹ lẫn thai nhi.
Bổ sung acid folic và chú ý vitamin A
Thiếu hụt acid folic là nguyên nhân gây ra dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống hoặc những dị tật khác ở thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung 400 microgram acid folic mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai để giảm nguy cơ gây ra các dị tật ở trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm, những thực phẩm chức năng có chứa vitamin A. Hãy đảm bảo rằng không dùng quá 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A mỗi ngày vì việc hấp thu quá nhiều loại vitamin làm tăng nguy cơ dị tật ở trẻ sơ sinh.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bạn sẽ dễ thụ thai hơn nếu duy trì được cơ thể ở mức cân nặng hợp lý. Chỉ số BMI cao hay thấp đều có thể khiến giảm tỷ lệ mang thai ở phụ nữ.
Tập thể dục thường xuyên
Kiên trì tập luyện thể dục điều độ khoảng 30 phút mỗi ngày với những bài thể dục nhẹ nhàng như đạp xe, kéo giãn cơ hay yoga. Việc có thể giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh hơn đấy.
Hãy tránh xa các mầm bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn từ trước đến khi mang thai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân bạn mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi trong bụng. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp vệ sinh đơn giản như rửa tay với xà phòng, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tiêm ngừa các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai.
Cân nhắc tài chính
Việc mang thai cũng như nuôi dạy con sẽ tốn một khoản chi phí nhất định, nhất là đối với khi sinh đôi, phải nuôi cùng lúc 2 bé nên gánh nặng sẽ tăng lên gấp đôi. Vì vậy, bạn cần lập kế hoạch tài chính tốt để cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình mang thai cũng như sau khi sinh con.
3
Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị để chăm sóc bé sinh đôi
Trang bị kiến thức về sinh đôi
Khi biết mình mang song thai, các mẹ nên bắt đầu tìm hiểu về sự kiện này, có thể tham khảo các nguồn như sách, báo, internet hoặc những lớp tiền sản. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi từ những người phụ nữ đã có kinh nghiệm sinh đôi để biết được những kiến thức hữu ích.
Chuẩn bị vật dụng
Những vật dụng như áo, quần, yếm, tất, khăn tắm, bình sữa,... bạn cần phải chuẩn bị trước cả khi sinh đôi. Có thể mua nhiều với số lượng gấp đôi bỉm, khăn, xô để dự trữ. Lưu ý là không phải bất cứ đồ vật nào cũng cần phải chuẩn bị 2 cái, ví dụ như bàn ăn, thảm trải cho bé chơi,... những thứ này hoàn toàn cả 2 bé có thể sử dụng cùng lúc.
Ngoài ra, phòng ngủ dành cho 2 bé cũng không nhất thiết phải có 2 chiếc nôi. Hãy để chúng ngủ cùng nhau, trên thực tế việc này sẽ giúp chúng ngủ ngon hơn là khi ngủ một mình đấy.
Cho bé bú
Nhiều bà mẹ còn có lo lắng là khi sinh đôi, việc cho 2 trẻ bú cùng lúc sẽ không đủ sữa, việc này là không đúng. Trên thực tế, sữa mẹ sẽ tiết ra càng nhiều khi con bú, chính động tác bú sẽ kích thích tuyến vú tiết sữa nhiều hơn. Bạn cũng cần tập cho 2 bé thói quen bú cùng lúc để thời gian sinh hoạt của 2 trẻ giống nhau cũng như tiết kiệm thời gian cho những bà mẹ bận rộn.
Cần đến sự giúp đỡ của mọi người
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân như ông, bà, anh chị em khi cần thiết. Bạn không nên ôm đồm việc chăm sóc 2 bé cùng lúc mà hãy dành một ít thời gian cho bản thân của mình.
Tập cho các con ngủ đúng giờ giống nhau
Tập cho bé có thói quen ngủ vào một giờ giống nhau sẽ khiến bản thân bạn có thêm thời gian dành cho gia đình cũng như ông xã. Bên cạnh đó, hãy chú ý bố trí một không gian phòng ngủ thật ấm áp, giúp bé khó cưỡng lại được giấc ngủ và khiến chúng luôn được thoải mái nhé.
4
Những điều cần lưu ý khi mang thai sinh đôi
Tránh căng thẳng
Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh mà nhiều phụ nữ sau khi trả qua thời kỳ mang thai hay gặp phải. Có một số trường hợp, có thể dẫn đến người phụ nữ không thể vượt qua và có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản thân và con nhỏ. Vì thế, hơn hết trước và trong quá trình mang thai, người nhà và chồng phải hết sức thấu hiểu và giúp người phụ nữ có được một tinh thần thoải mái nhất.
Tránh các thức uống có cồn như rượu, bia
Rượu bia là những chất kích thích không hề có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là không hề có lợi cho phụ nữ mang thai. Chúng dễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường ở trẻ, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn thai nhi do rượu
Cần tránh hút thuốc
Hút thuốc có thể làm cho phụ nữ tăng khả năng bị sinh non, nhẹ cân và có nguy cơ bị nhiễm trùng thần kinh. Vì thế trong quá trình mang thai cần tránh loại chất kích thích có hại này.
Vừa rồi, Tip Hay đã chia sẻ với bạn những việc cần chuẩn bị trước khi sinh đôi. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thật bổ ích qua bài viết trên.