Tip hay

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳ

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân? Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để không còn phải lo lắng về cân nặng của em bé.

Trong suốt thời gian mang thai điều mà mẹ bầu nào cũng đều quan tâm đó chính là cân nặng của thai nhi, ai cũng muốn con sinh ra được khỏe mạnh và mập mạp. Tuy nhiên nhiều mẹ thắc mắc dù đã ăn rất nhiều, ăn đủ thứ mà chỉ mẹ mập, con không mập đó là do mẹ chưa áp dụng chế độ ăn uống đúng cách đồng thời chưa bổ sung thực phẩm phù hợp.

Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung qua từng giai đoạn để con phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

1 Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân

Giai đoạn 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng đầuGiai đoạn 3 tháng đầu

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mặc dù cân nặng của bé tăng không nhiều nhưng mẹ cũng cần bổ sung đủ năng lượng cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 200 – 300 calo và tăng thêm 1.5 – 2 kg là đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thực phẩm mẹ nên bổ sung trong 3 tháng đầu là:

Axit folic

Các loại rau xanh đậm, trái cây họ cam, các loại đậu đặc biệt là đậu phộng.

Canxi

Có nhiều trong súp lơ xanh, đậu phụ, sữa tươi không đường, bổ sung những thực phẩm này để giúp hệ thống xương phát triển và bé sinh ra được to khỏe hơn.

- Bà bầu nên bổ sung thêm canxi từ tháng thứ mấy? Các thực phẩm giàu canxi bà bầu nên lưu ý

Chất sắt

Bổ sung sắt cho mẹ và bé qua các thực phẩm như: Cà rốt, cà chua, thịt bò, bí đỏ.

- Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì bổ sung chất sắt?

Chất đạm

Mẹ bầu đừng quên bổ sung chất đạm vào thực đơn của mình qua các loại tôm cá, hải sản nhưng cần chú ý tránh những hải sản có nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm…

- Những thực phẩm giàu protein

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳGiai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì

Vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì mẹ bầu đừng quên bổ sung những thực phẩm giàu các chất như: Sắt, vitamin D, vitamin C, DHAcanxi.

- DHA là gì và công dụng của DHA?

Đặc biệt tăng cường ăn các loại thực phẩm như: Cá hồi, trứng gà, bơ, các chế phẩm từ sữa giúp bé tăng cân cực nhanh trong giai đoạn này đồng thời việc kết hợp bổ sung thêm một số loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ và rau củ quả không chỉ giúp thai nhi tăng cân mà còn giúp phát triển toàn diện về trí não.

Các mẹ bầu có thể tham khảo cách làm sữa hạnh nhân, óc chó để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhé.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gìGiai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì

Ngoài ra, nếu như mẹ muốn bé tăng cân nhanh trong giai đoạn này thì thực phẩm lý tưởng mẹ nên bổ sung đó là: Đu đủ, trứng gà, chè thập cẩm hay trứng vịt lộn, các loại trái cây giàu vitamin C, bánh mì, khoai langbắp vừa giúp thai nhi bổ sung dưỡng chất đồng thời tăng nhanh về mặt trọng lượng.

2 Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầuLưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu

Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, cần lưu ý một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu sau:

  • Luôn ăn sáng đầy đủ, đây là việc rất quan trọng giúp cơ thể bù đắp lại năng lượng bị mất sau một đêm dài, đồng tời tạo thêm nguồn năng lượng mới cho cả ngày dài.
  • Chia nhỏ bữa, nên ăn 5-6 bữa một ngày, thay vì ăn 3 bữa chính để tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén, đồng thời giúp giảm nguy cơ bị tích mỡ, vừa giữ lượng đường trong máu ổn định.
  • Bổ sung tinh bột kết hợp sữa, trứng, rau quả, trái cây,... đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn cho bé.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng trong thức ăn, hạn chế cơn đói.
  • Uống nước đầy đủ giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, hạn chế uống nước trong bữa ăn.
  • Ăn nhiều các thực phầm từ rau xanh đậm, ngũ cốc,...,bổ sung nhiều axit folic.
  • Các món tái, gỏi cá, rau quả chưa rửa kỹ,... không nên ăn, để tránh nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm.
  • Bên cạnh ăn bữa sáng đầy đủ, mẹ bầu cũng không nên bỏ bữa, dù không muốn ăn, không ăn quá no sẽ gây khó tiêu, buồn nôn.
  • Tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên bằng các bộ môn như yoga, thiền, đi bộ,…giúp giảm được các triệu chứng mệt mỏi, mang lại giấc ngủ ngon và giữ gìn vóc dáng.

Với những chia sẻ vừa rồi chắc hẳn mẹ bầu đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân cũng như tìm ra bí quyết giúp bé yêu sinh ra được mập mạp, khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe nhé!

Từ khóa: Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳmẹ bầumẹ bầu ăn gì