Máy giặt hoặt động một lần tốn bao nhiêu lít nước? Cách dùng tiết kiệm
Máy giặt là thiết bị hữu ích cho mỗi gia đình hiện nay. Vậy, bạn đã biết máy giặt hoạt động một lần tốn bao nhiêu lít nước? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Máy giặt là một trong những thiết bị gia đình không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng máy giặt đôi khi tiêu tốn lượng nước đáng kể. Vậy, chúng ta đã bao giờ tự hỏi rằng máy giặt hoạt động một lần tốn bao nhiêu lít nước chưa? Để giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu các cách dùng tiết kiệm cho máy giặt ngay nhé!
1
Máy giặt hoạt động một lần tốn bao nhiêu lít nước?
Số lượng nước tiêu tốn khi giặt máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ giặt, loại máy, thương hiệu và khối lượng giặt. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về lượng nước tiêu thụ trong các trường hợp khác nhau:
- Chế độ giặt: Chế độ giặt thông thường sẽ tiêu tốn nhiều nước hơn so với chế độ giặt nhanh và giặt tiết kiệm do thời gian giặt lâu hơn.
- Loại máy: So với máy giặt cửa trên, máy giặt cửa trước tiêu thụ ít nước hơn khoảng 60%. Máy giặt cửa trên tiêu thụ khoảng 120 - 180 lít nước, trong khi máy giặt cửa trước tiêu thụ khoảng 60 - 120 lít nước. Máy giặt Inverter tiêu thụ ít nước hơn khoảng 30% so với máy giặt thông thường.
- Thương hiệu: Máy giặt sẽ có khả năng tiêu thụ lượng nước khác nhau tùy theo mỗi thương hiệu. Các thương hiệu máy giặt chất lượng cao thường tiêu thụ ít nước hơn.
- Khối lượng giặt: Lượng nước tiêu thụ cũng phụ thuộc vào khối lượng giặt. Máy có khối lượng giặt từ 5kg sẽ tiêu thụ khoảng 67 lít/lần, từ 7kg sẽ tiêu thụ 93 lít nước/lần và trên 10kg sẽ tiêu thụ khoảng 115 lít nước/lần.
2
Cách chọn máy giặt tiết kiệm nước
Lồng giặt của máy giặt là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng tiết kiệm nước. Vì vậy, khi bạn lựa chọn máy giặt, nên chú ý tới loại lồng giặt và tìm hiểu kỹ về các thông số của nó. Hiện có 3 loại lồng giặt phổ biến trên thị trường như sau:
- Lồng giặt đứng: Hoạt động nhờ vào mâm giặt xoay để tạo nên vòng xoáy nước. Tuy nhiên, để bắt đầu quá trình giặt đồ, nước phải ngập lồng giặt trước. Điều này khiến máy giặt lồng đứng tiêu tốn nhiều nước hơn.
- Lồng giặt ngang: Máy hoạt động bằng cơ chế chuyển động thẳng đứng, tung lên, hạ xuống và ma sát vào thành máy để làm sạch áo quần. Nhờ cơ chế này, máy giặt lồng ngang tiêu tốn ít nước hơn so với lồng giặt đứng.
- Lồng giặt nghiêng: Lồng này có khả năng vận động xoay 3 chiều, giúp quần áo chuyển động theo nhiều chiều khác nhau. Nhờ vậy, lồng giặt nghiêng tiết kiệm khoảng 10% nước so với lồng giặt đứng và chế độ xả của lồng giặt nghiêng tiết kiệm 22% lượng nước khi giặt.
3
Mẹo dùng máy giặt tiết kiệm nước
- Sử dụng máy giặt cửa trước: Lựa chọn máy giặt cửa trước, vì nó tiêu thụ ít nước hơn khoảng 60% so với máy giặt cửa trên. Máy giặt cửa trước chỉ sử dụng khoảng 60 - 120 lít nước cho mỗi chu trình giặt.
- Chọn chế độ giặt hợp lý: Bạn có thể tùy chỉnh lượng nước trong mỗi lần giặt ở một số loại máy giặt. Khi giặt số lượng ít quần áo, bạn nên chọn lượng nước phù hợp để tiết kiệm. Một số máy có tính năng phun nước thay vì đổ ngập nước, giúp tiết kiệm nước hơn.
- Chọn loại bột giặt thích hợp: Hãy sử dụng bột giặt phù hợp để tránh tình trạng bột giặt không hòa tan hoặc bị đóng cặn. Sử dụng lượng bột giặt đúng mức để giặt sạch áo quần mà không cần phải làm lại việc giặt.
- Sử dụng máy giặt có chức năng cảm biến trọng lượng: Máy giặt có tính năng cảm biến trọng lượng sẽ tự động điều chỉnh lượng nước phù hợp với khối lượng quần áo và mức độ dơ bẩn. Điều này giúp tiết kiệm nước một cách hiệu quả và đồng thời giảm thiểu thời gian giặt và tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng.
Sử dụng máy giặt tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta giảm chi phí hàng tháng mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Qua các biện pháp tiết kiệm nước và sử dụng hợp lý máy giặt, chúng ta có thể giảm lượng nước tiêu thụ một cách đáng kể mỗi lần hoạt động.