Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều? 7 cách để không suy nghĩ khi ngủ
Tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biến vì con người phải suy nghĩ nhiều về mọi vấn đề trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu 7 cách để không suy nghĩ khi ngủ giúp ngủ sâu, ngon giấc nhé!
Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến với cơ thể. Tình trạng này kéo dài làm nguy hại đến đời sống tinh thần và gây ra những phản ứng tiêu cực về cảm xúc và hành vi. Vì vậy hãy cùng Tip Hay tìm hiểu những cách giảm suy nghĩ khi ngủ nhé!
1
Ảnh hưởng của việc suy nghĩ nhiều đến giấc ngủ
Theo các nghiên cứu, khoảng 35,2% tỷ lệ người trưởng thành ngủ ít hơn 7 giờ vào mỗi đêm. Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra những rối loạn sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và tinh thần nếu kéo dài.
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ đó là do suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress. Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tự giải phóng lượng hormone Cortisol và Adrenaline làm tác động đến hệ thống thần kinh, làm tăng nhịp tim, cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn, dẫn đến khó ngủ và mất ngủ.
2
7 cách khắc phục tình trạng mất ngủ vì suy nghĩ nhiều
Đánh giá căng thẳng
Đánh giá căng thẳng là phương pháp giúp người bệnh loại trừ những mối lo nghĩ còn bận tâm trước khi đi ngủ. Người bệnh nên tìm những hoạt động giải trí, giao lưu với bạn bè, tâm sự với người thân để giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực, giúp tìm ra được biện pháp giải quyết phù hợp cho những vấn đề bị vướng mắc. Bạn cũng nên dành thời gian để đọc sách hoặc nghe nhạc để cải thiện tinh thần cho giấc ngủ ngon hơn.
Ngồi thiền
Ngồi thiền là một phương pháp thư giãn, cải thiện tâm trạng, loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực và thả lỏng tinh thần trước những khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống. Bạn nên ngồi thiền khoảng 10 - 30 phút mỗi ngày và thực hiện trước khi ngủ để giảm căng thẳng sau ngày dài làm việc, giúp ngủ sâu giấc hơn.
Tập thể dục
Nghiên cứu cho rằng bên cạnh việc tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh thì còn có tác dụng nâng cao tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứng lo âu. Để đạt được hiệu quả cao trong việc giảm stress, người bệnh nên tập thể dục vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi ngủ khoảng 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tập yoga
Yoga là bộ môn bao gồm những bài tập giúp cải thiện chức năng thể chất và tinh thần cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là giấc ngủ. Những động tác yoga giúp cơ thể thả lỏng, nâng cao khả năng tập trung. Bạn nên tập các bài tập yoga khoảng 30 phút mỗi ngày, duy trì trong thời gian dài để cơ thể thư giãn và loại bỏ được những bận tâm của cuộc sống.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh cũng góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh, chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cơ thể được bổ sung những dưỡng chất cần thiết, giảm căng thẳng hiệu quả. Bạn nên hạn chế sử dụng những món thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn,... để tránh hấp thu lượng calo quá lớn làm gia tăng tình trạng khó ngủ.
Massage thư giãn
Massage giúp người bệnh thư giãn đầu óc và toàn bộ cơ thể sau ngày dài hoạt động, làm giảm căng thẳng, đây là một phương pháp an toàn. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần có trong các loại kem massage thì nên thử trước khi thực hiện phương pháp này và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề về sức khỏe.
Một số biện pháp khác
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp như ăn bữa tối nhẹ nhàng trước khi ngủ ít nhất 2 giờ, tắm bằng nước nóng hoặc ngâm chân bằng nước nóng có thể cho thêm ít gừng để thư giãn, hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử, không thức khuya.
Như vậy, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu 7 cách để không suy nghĩ khi ngủ rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình.
Nguồn: benhvienthucuc.vn