Mắt cận thị bị tăng độ phải làm sao? Các phương pháp kiểm soát cận thị
Nếu bạn đang lo lắng mắt cận bị tăng độ thì nên làm gì và có phương pháp nào để kiểm soát độ cận không thì hãy theo dõi bài viết này ngay nhé!
Những năm gần đây, đã có những nghiên cứu tìm ra các phương pháp làm chậm quá trình tăng độ cận. Để Bách hoá XANH mách bạn những phương pháp hiệu quả nhất nhé!
1
Các phương pháp kiểm soát cận thị
Thuốc nhỏ mắt Atropine
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt là cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Thuốc nhỏ mắt Atropine hiện đang là một trong những cách kiểm soát cận thị được sử dụng phổ biến và đã đạt được một số hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Thuốc nhỏ mắt Atropine giúp giãn đồng tử, giãn cơ chế hội tụ của mắt và làm liệt điều tiết tạm thời. Việc làm liệt cơ chế điều tiết của mắt sẽ có tác dụng trong việc kiểm soát cận thị.
- Ưu điểm: Khả năng giảm tiến triển cận thị là 81% đối với trẻ em bị cận. Hỗ trợ giảm đau ở một số trường hợp viêm màng bồ đào.
- Nhược điểm: Có thể gây khó chịu và nhạy cảm ở vùng mắt do giãn đồng tử. Về lâu dài thì đây không phải là giải pháp hiệu quả.Do khả năng điều tiết bị ảnh hưởng nên vẫn cần đeo kính để có thể nhìn rõ.
Kính áp tròng mềm đa tiêu
Kính áp tròng mềm đa tiêu là một loại thấu kính đặc biệt, sử dụng công suất khác nhau tùy thuộc vào các vùng của thấu kính nhằm điều chỉnh các tật về mắt như lão thị, cận thị và viễn thị, loạn thị.
Một số nhà người nghiên cứu người Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Trung Quốc đã đưa ra kết luận rằng, kính áp tròng mềm đa tiêu có khả năng làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em và giảm nguy cơ cận thị cao.
Kính cứng tiếp xúc Ortho - K
Ortho - K là loại kính áp tròng thấm khí, đặc biệt được thiết kế để đeo vào ban đêm, có khả năng giúp điều chỉnh tạm thời cận thị và các vấn đề khác liên quan đến thị lực. Do đó, khi thức dậy, bạn không cần sử dụng kính gọng và kính áp tròng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kính cứng tiếp xúc Ortho-K với tần suất cao làm giảm sự kéo dài trục nhãn cầu ở trẻ em, một yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị. Điều này sẽ làm chậm tiến triển cận thị ở tuổi trưởng thành so với những đứa trẻ thường xuyên đeo kính gọng hoặc kính áp tròng trong quá trình cận thị nặng.
Kính gọng đa tiêu
Kính gọng đa tiêu cũng được sử dụng để kiểm soát cận thị ở trẻ em, nhưng hiệu quả mang lại được cho là kém hơn so với kính áp tròng mềm đa tiêu. Các nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2011 đã chỉ ra rằng việc đeo kính gọng đa tiêu mang lại tác dụng không đáng kể trong việc giảm tình trạng tiến triển cận thị ở trẻ em.
2
10 cách bảo vệ, chăm sóc mắt cận để không tăng độ cận
Để chăm sóc mắt bị cận, ngoài việc sử dụng các phương pháp nhằm làm chậm quá trình tiến triển, bạn có thể thử áp dụng các cách dưới đây:
Sử dụng kính đúng cách
Một trong những cách bảo vệ mắt cận mà bạn nên thực hiện là sử dụng kính đúng cách. Nếu bạn cận nhẹ dưới 0,75 độ thì bạn không cần thường xuyên sử dụng kính, còn nếu độ cận khoảng 1 - 2 độ thì hãy đeo kính khi cần nhìn xa.
Điều này sẽ giúp hạn chế sự điều tiết của mắt. Bên cạnh đó, việc đeo kính cần có sự tư vấn từ chuyên gia và đo độ cận cẩn thận, bởi nếu đeo kính không đúng độ sẽ gây mỏi mắt và tăng nguy cơ tăng độ cận. Thêm vào đó, bạn không nên đeo kính liên tục mà hãy để mắt được thư giãn khi không làm việc.
Thường xuyên đeo kính chống nắng
Khi ra đường, bạn hãy sử dụng kính chống nắng, bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới giác mạc, mi mắt, võng mạc và kết mạc. Việc đeo kính chống nắng còn giúp bạn ngăn chặn bụi bẩn, dị vật bay vào mắt, hạn chế gây thương tổn cho mắt.
Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi
Theo các chuyên gia, bạn nên để mắt nghỉ ngơi khoảng 2 - 5 phút/ lần sau mỗi 30 - 45 làm việc. Trong khi nghỉ ngơi, bạn nên tránh nhìn vào những nơi phát ra ánh sáng xanh gây hại cho mắt như: Máy tính, điện thoại,... Bên cạnh đó, bạn có thể tập nhìn xa vào các khoảng không gian xanh bởi sắc xanh hỗ trợ làm dịu mắt, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.
Tránh thói quen dụi mắt
Việc dụi mắt thường xuyên có thể làm trầy xước, tổn thương giác mạc. Theo các chuyên gia nhãn khoa, nó còn có thể làm giảm thị lực, tăng độ cận và các nguy cơ khác liên quan đến mắt. Vì vậy, bạn nên hạn chế dụi mắt hết sức có thể để bảo vệ đôi mắt của mình.
Thực hiện các bài tập massage cho đôi mắt
Một cách bảo vệ mắt cận khác mà được nhiều người khuyên dùng chính là thực hiện các bài tập massage mắt. Điều này sẽ làm giảm sự mệt mỏi cho đôi mắt của bạn, giúp mắt được thư giãn, khoẻ mạnh hơn.
Bạn có thể massage cho mắt theo cách sau:
- Động tác 1: Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để làm ấm rồi áp vào 2 mắt, giữ khoảng 10 giây, lặp lại tương tự trong 3 lần. Điều này sẽ giúp đôi mắt của bạn được làm dịu, thư giãn hơn.
- Động tác 2: Thực hiện động tác 1, sau đó bạn đảo mắt chậm rãi theo chiều kim đồng hồ và đảo ngược lại. Điều này sẽ giúp đôi mắt của bạn được giãn cơ, chống mỏi mệt.
- Động tác 3: Đặt tay lên 4 điểm xung quanh mắt bao gồm: Bọng mắt, chân mày, hốc mắt và đuôi mắt, sau đó massage nhẹ nhàng ở mỗi điểm khoảng 5 giây, lặp lại khoảng 30 lần. Điều này sẽ giúp máu ở vùng mắt lưu thông tốt hơn.
Tạo thói quen bảo vệ mắt trong học tập và làm việc
Khi học tập làm việc, bạn nên ngồi trong tư thế thẳng lưng, thoải mái, để mắt cách sách vở khoảng 30cm, cách màn hình máy tính khoảng 50 cm. Đặc biệt, bạn cần làm việc và học tập ở những nơi đảm bảo điều kiện ánh sáng, hạn chế làm việc ở những nơi thiếu sáng.
Tham gia các hoạt động ngoài trời
Việc tham gia các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý cũng được cho là có ích trong việc chăm sóc mắt cận. Các tia UVB từ ánh sáng mặt trời có khả năng kích thích sự hoạt hoá của một số tế bào mắt, giảm phần nào độ cận với những người cận thị, phòng ngừa việc cận đối với những người chưa bị cận thị.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên để mắt tiếp xúc với ánh mặt trời vào sáng sớm hoặc cuối chiều bởi đó là ánh sáng có lợi.
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt cận
Việc chăm sóc mắt từ tận bên trong cơ thể cũng vô cùng quan trọng. Bổ sung các thực phẩm tốt là một cách chăm sóc mắt cận được các chuyên gia khuyên dùng. Các loại khoáng chất và vitamin có khả năng tăng cường thị lực, giảm quá trình oxy hoá. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: Sữa, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, cam, cà chua, thịt bò, cá,...
Sử dụng kính áp tròng đúng cách
Nếu bạn có dùng kính áp tròng thì cần đặc biệt lưu ý sử dụng đúng cách, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng. Việc sử dụng không đúng cách kính áp tròng có thể gây trầy xước, nhiễm trùng, viêm loét giác mạc. Đặc biệt, đối với những người cận thị, sử dụng kính áp tròng thường xuyên còn có thể gây nguy cơ tăng độ cận.
Khám mắt định kỳ
Để bảo vệ đôi mắt toàn diện, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe cho mắt của mình. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để xin tư vấn. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện nhanh chóng các vấn đề liên quan đến mắt.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc, bảo vệ mắt cận mà Bách hoá XANH muốn gửi tới bạn. Cùng chăm sóc và nâng niu sức khỏe đôi mắt - “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người bạn nhé!
Nguồn: Công ty Cổ phần dược phẩm Eco, Hikari Eye Care