Mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ vì sao? Cách khắc phục mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ
Sau khi đau mắt đỏ, mắt trở nên mờ hơn trước khi mắc bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu? Làm sao để khắc phục mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ? Cùng tìm hiểu nhé!
Đau mắt đỏ là bệnh do siêu vi, vi khuẩn, dị ứng làm tổn thương dẫn đến viêm kết mạc. Một số trường hợp sau khi đau mắt đỏ cảm thấy mắt trở nên mờ hơn, như có lớp sương trước mắt. Cùng khám phá nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này nhé!
1
Nguyên nhân khiến mắt mờ sau khi đau mắt đỏ
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường chỉ gây tổn thương ở phần kết mạc và mắt vẫn có thể nhìn như bình thường, tuy nhiên vẫn xuất hiện một số trường hợp bị tổn thương giác mạc dưới.
Đây là dạng viêm kết mạc chấm nông, có thể gây nên hiện tượng cảm thấy mắt mờ, lóa,... xảy ra do có một lớp màng trong ở ngoài cùng phủ lên tròng đen, tạo cảm giác có lớp sương mờ trước mắt, khiến bệnh nhân thấy khó chịu và muốn dụi mắt.
Tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu như mắt mờ kéo dài thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán.
Khi có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ, trước hết, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Không nên tự ý tìm mua thuốc kháng sinh để nhỏ mắt mà không được chỉ định bởi bác sĩ nhằm tránh việc mua phải thuốc nhỏ mắt chứa corticoid.
Dùng corticoid nói riêng và các loại thuốc kháng viêm nói chung khi mắt đã biến chứng, mắt, giác mạc bị trầy xước sẽ làm biểu mô lâu lành, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đối với trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt corticoid liên tục hơn 2 tuần còn có thể dẫn đến tăng nhãn áp, suy giảm thị lực.
2
Mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc khiến mắt mờ đi thì đó cũng là lúc giác mạc bị tổn thương khá nhiều, thường sẽ kèm theo đau nhức mắt, khó chịu khi nhìn, chảy nước mắt,...
Nguyên nhân gây nên tình trạng này đa phần là đến từ việc bụi bẩn hay dị vật vô tình bay vào mắt và bạn cần rửa mắt bằng nước sạch để dễ chịu hơn, nhưng hãy nhớ rửa tay thật sạch trước khi rửa mắt.
Ngoài ra, dù mắt có ngứa hay khó chịu ra sao thì bạn cũng cần tránh dụi mắt vì hành động này không chỉ không giúp lấy bụi bẩn ra khỏi mắt mà còn khiến giác mạc bị tổn thương nặng hơn, thậm chí còn dẫn đến loét giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nấm giác mạc, suy giảm thị lực hoặc mất thị lực.
Cùng với đó, ta nên phòng ngừa đau mắt đỏ do viêm mống mắt ở thể mi hoặc màng bồ đào cấp tính. Nếu may mắn chỉ là tình trạng bệnh nhẹ thì mắt mờ sẽ chỉ diễn ra trong 1-2 ngày đầu, nhưng cũng chính vì thế mà những bệnh nhân đau mắt đỏ thường chủ quan.
Và một khi bệnh toàn phát, gây đau nhức mắt nhiều hơn, lúc này điều trị đã muộn, có thể gây mù lòa.
3
Cách khắc phục tình trạng mắt bị mờ sau đau mắt đỏ
Chườm khăn ấm
Chườm khăn ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích quá trình sản xuất chất nhờn ở mi mắt, từ đó, mắt sẽ được thư giãn và lành bệnh nhanh hơn.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn hay gạc sạch, sau đó, nhúng vào nước ấm (khoảng 50 độ C) rồi vắt khô. Đắp khăn ấm lên mắt khoảng 10 phút.
Tham khảo thêm:
Bị đau mắt đỏ nên làm gì? 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà
Chườm khăn lạnh
Bên cạnh chườm khăn ấm, bạn còn có thể chườm khăn lạnh để khắc phục tình trạng mắt bị mờ sau đau mắt đỏ. Với cách thực hiện tương tự như lúc chườm khăn ấm, chỉ cần đổi nước ấm thành nước lạnh là được.
Cách này mang đến hiệu quả tích cực trong việc giảm sưng, đỏ mắt, ngứa mắt. Tuy nhiên chỉ nên chườm khăn lạnh với nhiệt độ nước trên 10 độ C để tránh bị bỏng lạnh nhé!
Dùng thêm nước mắt nhân tạo
Tiếp đó, bạn có thể dùng thêm nước mắt nhân tạo để tăng bổ sung độ ẩm cho mắt, giúp mắt viêm kết mạc hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ vệ sinh mắt. Dù vậy, bạn hãy nên sử dụng thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên khoa mắt nhé!
Tham khảo thêm:
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào tốt? 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất
Dừng đeo kính áp tròng
Kính áp tròng rất tiện lợi, tuy nhiên vật dụng lại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Vì thế, trong thời gian bị đau mắt đỏ, mắt nhạy cảm thì bạn nên tạm dừng việc sử dụng kính áp tròng.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống đa dạng và uống đủ nước là điều nên làm nhưng bạn nên cân nhắc những thực phẩm mà bạn sẽ tiêu thụ nhằm có thể tuân thủ chế độ ăn uống khoa học.
Cần tăng cường bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất có tác dụng chống viêm cho mắt như vitamin A, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, omega-3,.. ví dụ như cá nước lạnh, hạt, ngũ cốc, rau, củ, trái cây tươi.
Đồng thời, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, hải sản vì các loại thức ăn này dễ gây viêm nhiễm.
Tham khảo thêm:
Đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng
Tiếp đó, các bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ đều cần tránh tiếp xúc với môi trường sở hữu các tác nhân có thể gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, môi trường khô hanh,…
Chú ý thời gian làm việc, nghỉ ngơi điều độ
Trong thời gian mắc bệnh và sau khi bị đau mắt đỏ, mắt vô cùng nhạy cảm, cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Cho nên, ta nên giảm tối đa thời gian tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, đặc biệt là với trẻ nhỏ, nhằm tránh việc mắt nhức mỏi, mờ, chóng mặt.
Trong trường hợp cần sử dụng các thiết bị điện tử, nên đặt cách xa mắt tối thiểu 50-60cm. Kết hợp áp dụng quy tắc 20-20-20, tức là 20 phút để mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (6m) trong 20 giây. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh độ sáng màn hình và ánh sáng trong phòng hợp lý nhé!
Mong rằng các thông tin về việc mắt bị mờ sau khi đau mắt đỏ và cách khắc phục được nhắc đến trong bài viết này sẽ thật hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!