Mách mẹ cách cho bé bú bình không bị sặc sữa
Cho trẻ bú bình là cả một vấn đề lớn với các mẹ bỉm sữa, để tránh những rủi ro tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Vậy làm sao cho bé bú bình không bị sặc sữa? Cùng tìm hiểu nhé!
Chăm trẻ là một trong những bài học khá khó đối với phụ nữ lần đầu làm mẹ, trong đó việc cho bé bú bình đúng cách là một kỹ năng rất quan trọng. Tình trạng sặc sữa ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không biết cho bé bú bình đúng cách. Do đó, trong bài viết này Tip Hay sẽ mách mẹ cách cho bé bú bình không bị sặc sữa nhé!
1
Nguyên nhân bé bị sặc sữa lên mũi
Hiện tượng sặc sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở vị trí cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Bé không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện cùng lúc thức ăn sẽ dễ bị trào ngược lên mũi gây sặc sữa cho bé.
Ngoài ra, trẻ em bị sặc sữa cũng do bạn cho bú bình sai cách, như khi cho bé bú nhưng bạn để núm vú xa làm miệng trẻ ngậm không kín, khiến bé nuốt nhiều hơn khi bú dẫn đến sặc sữa, hoặc lỗ thông đục ở đầu vú cao su quá to so với bé dẫn đến sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp.
Ép trẻ bú quá nhiều cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sặc sữa. Nhiều mẹ cho bé bú bình trong lúc ngủ làm bé miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt sữa, khiến bé khi thở mạnh vô tình hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi gây khó thở.
2
3 cách cho bé bú bình không bị sặc
Cho bé bú bình đúng tư thế
Để hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa xảy ra thì bạn nêncho bé bú đúng tư thế, đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống, sau khi cho bé bú, bạn hãy giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực bé áp vào 1 bên ngực của bạn rồi vỗ nhẹ lên lưng bé cho đến khi bé ợ, sau khi bé ợ hãy bế bé thêm một lúc nữa rồi mới đặt bé nằm xuống.
Cho bé bú bình đúng tư thế giúp sữa dễ dàng chảy xuống đường tiêu hóa, giảm thiểu được tình trạng trào ngược sữa cho bé, làm bé thoải mái hơn sau khi bú. Khi cho bé bú bình bạn nên tránh đùa giỡn hay đung đưa bé quá nhiều.
Cho bé bú bình theo nhịp
Cho bé bú bình theo nhịp cũng là một cách chống sặc sữa hiệu quả mà các mẹ bỉm có thể thử. Cho bé bú bình theo cách này thường được kéo dài khoảng 20 phút, em bé sẽ được đặt ở tư thế ngồi thay vì được bế nằm trên tay, bình sữa được đặt nằm ngang để bé kiểm soát lượng sữa tốt hơn.
Trong quá trình cho bé bú bình bạn có thể ngắt quãng cho bé khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngấy, khi cho bé bú bình bạn đặt bé ngồi thẳng lưng trong lòng rồi đỡ đầu bé bằng tay trái, giữ bình sữa theo chiều ngang bằng tay phải, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ, khi bé bú để bình sữa nằm ngang và không để bình sữa theo chiều dọc.
Khi cho bé tạm ngừng, bạn hướng bình xuống dưới để núm vú chạm vào môi dưới. Khi cho bé bú tiếp, bạn tiếp tục nghiêng bình sữa sang vị trí nằm ngang, lặp lại cho đến khi bé ngừng bú, bạn có thể kết hợp xoa lưng nhẹ nhàng để bé ợ hơi.
Giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé
Một cách cho bé bú bình không bị sặc nữa đó chính là giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi bé. Khi cho bé bú bạn phải giữ bình sữa cho bé trong suốt quá trình bú, không nên sử dụng các vật dụng khác để kê bình sữa trong lúc cho bé bú. Đặc biệt là phải quan sát thật kỹ trong suốt quá trình bé bú, nhất là với việc cho bé tự cầm bình sữa.
3
Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa
Trong giai đoạn bé bú sữa bằng bình rất khó để tránh được trường hợp sặc sữa. Do đó, nếu khi bé bị sặc sữa mẹ hãy bình tĩnh và xử lý nhanh theo các bước sau:
Như vậy, Tip Hay đã mách mẹ cách cho bé bú bình không bị sặc sữa rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn được nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc trẻ em sơ sinh một cách an toàn.
Nguồn: Hellobacsi.com