Mách mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên dễ dàng, nhàn tênh
Bé ăn dặm lần đầu tiên là một cột mốc quan trọng không thể bỏ qua. Cùng tìm hiểu cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên dễ dàng, nhàn tênh mà các mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ khi đủ 180 ngày tuổi đã có thể bắt đầu tập ăn dặm vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, việc tập ăn dặm cho bé ở giai đoạn đầu không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ. Cùng Tip Hay học ngay những bí quyết cho bé ăn dặm lần đầu tiên dễ dàng, nhàn tênh mà các mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua.
1
Khi nào nên tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên?
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức y tế cho biết, trẻ sơ sinh khi đủ 6 tháng tuổi đã có thể làm quen với việc ăn dặm. Lúc này sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày so với sự phát triển của trẻ nữa, do đó các mẹ nên bổ sung thức ăn thô để có đầy đủ dưỡng chất, tạo nền tảng cho sự phát triển về mọi mặt.
Ăn dặm đúng thời điểm còn giúp cơ - hàm - lưỡi phát triển, bé sẽ tập nói dễ dàng và biết cách tự ăn sau này.
2
Bí quyết cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Chuẩn bị dụng cụ tập ăn dặm lần đầu tiên
- Dụng cụ chế biến: nồi/cốc nấu cháo có thanh định lượng, máy xay thực phẩm, đồ rây cháo mịn màng.
- Bình tập uống nước cho bé hoặc cốc uống nước có miệng nhỏ tránh bị sặc.
- Bát ăn dặm và muỗng ăn dặm có nhiều màu sắc giúp bé hứng thú với việc ăn dặm hơn.
- Ghế ăn dặm cho bé ngồi ăn cùng với bố mẹ. Không nên để bé vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại, đồng thời nên cho bé ngồi thẳng đứng để tránh mắc nghẹn.
- Yếm ăn dặm giúp hạn chế trẻ làm bẩn quần áo mặc tại nhà.
- Dụng cụ bảo quản thức ăn dặm như khay bảo quản đồ ăn, hộp đựng thức ăn an toàn, giúp các mẹ chuẩn bị trước đồ ăn dặm của trẻ và bảo quản trong tủ lạnh.
Thực phẩm tốt cho ngày đầu tiên ăn dặm
Thực phẩm tốt cho ngày đầu tiên ăn dặm nên ưu tiên là bột ăn dặm, sau đó sẽ chuyển dần sang cháo rây và cơm nát. Trong quá trình chế biến, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Bột vị ngọt chỉ nên cho trẻ ăn 1 cữ mỗi ngày khi mới bắt đầu ăn dặm giai đoạn từ 6-7 tháng tuổi. Các loại bột có thể bao gồm thành phần như bột gạo, rau xanh, dầu óc chó, dầu olive,...
- Bột vị mặn phù hợp cho trẻ từ 7-9 tháng tuổi, tăng lên ăn dặm 2 cữ/ngày. Ngoài những thành phần như bột vị ngọt thì có thể thêm thịt, cá,...để bổ sung chất đạm.
- Cháo ăn dặm phù hợp cho trẻ từ 8-9 tháng tuổi, nên ăn dặm 2-3 cháo trong ngày. Ở độ tuổi này của trẻ, phụ huynh có thể không cần xay nhuyễn mà chỉ rây thức ăn để đạt độ thô phù hợp với trẻ.
Bên cạnh đó, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: "Có nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé?" thì câu trả lời là không nên dùng muối, bột ngọt, hay đường để nêm nếm thức ăn dặm của trẻ nhỏ, vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là thận.
Liều lượng tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Khi mới tập ăn dặm cho con, các mẹ chỉ nên cho phép trẻ ăn khoảng 113g thực phẩm, tương đương một muỗng cà phê rồi tăng dần lên.
Khung giờ cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Tốt nhất nên cho bé tập ăn dặm lần đầu tiên vào buổi sáng trong ngày vì lúc bụng bé sẽ đói và thèm ăn nên dễ tập cho bé ăn dặm hơn. Không nên cho bé ăn dặm khi đang bị sốt, bỏ bú hay bụng đang no.
Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên dễ nhất
Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên dễ nhất là sau khi cho bú một ít sữa mẹ thì hãy cho bé ăn nửa muỗng thức ăn nhỏ, sau đó tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Với cách này sẽ giúp bé có nhiều trải nghiệm mới và hứng thú với việc ăn bằng muỗng.
3
Nguyên tắc trong cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên
- Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu: Mẹ chỉ nên cho bé khi bé thực sự muốn ăn với các dấu hiệu như nhìn theo thức ăn trước mặt, tóp tép miệng nếu nhìn thấy có người lớn ăn.
- Ưu tiên hương vị tự nhiên để làm quen mùi vị thực phẩm, không nêm gia vị sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Không ép bé ăn cho bằng được vì sẽ khiến bé sợ hãi, nên tập cho bé ăn vào 1-2 tuần sau đó.
- Hãy kiên trì với con vì con có thể không thích và phun thức ăn ra khi ăn lần đầu, mẹ không nên bỏ cuộc vì sẽ khiến bé kén thức ăn mà hãy thử lại vào lần khác.
- Cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn dặm, vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ đến 1 tuổi.
- Xây dựng thời gian biểu cụ thể cho việc ăn dặm của con cũng như nên biết ưu tiên, hạn chế thức ăn gì.
- Biết dừng đúng lúc mỗi khi bé no với các dấu hiệu như bé ngậm miệng và đẩy thức ăn ra, quay mặt đi không chịu ăn,...ngoài ra cũng không nên cho trẻ ăn dặm tiếp tục nếu trẻ nôn mửa, tiêu chảy, phát ban.
Trên đây là tất tần tật những thông tin giúp bé tập ăn dặm lần đầu tiên mà các mẹ nên biết để giúp con cái ăn dặm dễ dàng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái của các mẹ bỉm sữa nhé!
Nguồn: Marrybaby.vn