Tip hay

Lý do bạn không nên làm việc trên giường ngủ

Lý do bạn không nên làm việc trên giường ngủ

Có nhiều người nghĩ rằng, nằm trên giường và làm việc với máy tính là điều cực kỳ thoải mái. Song, thực tế thì không phải vậy đâu. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu xem lý do bạn không nên làm việc trên giường ngủ là gì ngay nhé.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên nhiều nơi đã và đang cho chúng ta học tập cũng như làm việc ở nhà. Vì thế, có không ít người đã cùng chiếc laptop thân yêu hoạt động ngay trên giường ngủ nhiều giờ liền.

Song, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Vậy tại sao lại như thế nhỉ? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay những lý do không nên làm việc trên giường ngủ ngay bạn nhé.

1 Rối loạn não bộ và cách ngủ

Rối loạn não bộ và cách ngủRối loạn não bộ và cách ngủ

Các bạn biết không, não bộ có dây “liên kết” với giường ngủ thông qua khái niệm “nghỉ ngơi và thư giãn”. Theo chuyên gia giấc ngủ Rachel Salas, khi bạn làm việc trên giường, não bộ sẽ kết nối giường ngủ bằng việc hoạt động, chứ không còn là nghỉ ngơi nữa.

Theo báo Điện tử VOV, điều này lâu dần sẽ khiến bạn mất đi thói quen ngủ thông thường và dẫn đến các vấn đề như mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học,... Ngoài ra, việc dùng thiết bị điện tử trên giường, nhất là buổi tối còn ngăn chặn melatonin – hormone giấc ngủ được tiết ra. Từ đó dễ tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và đồng hồ sinh học nói riêng.

2 Ảnh hưởng năng suất làm việc

Ảnh hưởng năng suất làm việcẢnh hưởng năng suất làm việc

Theo một cuộc khảo sát hơn 1000 người Mỹ về lối sống mới làm việc tại nhà, kết quả cho thấy 72% người Mỹ trong số đó đã làm việc trên giường và có nguy cơ mắc phải những tình trạng xấu về giấc ngủ do lo lắng và căng thẳng.

Cũng chính vì chất lượng giấc ngủ không tốt mà đã khiến năng lượng cơ thể thấp hơn cũng như năng suất làm việc bị suy giảm. Đặc biệt, nếu phòng ngủ của bạn là nơi không gian khá tối thì khi làm việc sẽ càng khiến cơ thể mỏi mệt hơn nhiều.

3 Ảnh hưởng xấu đến tư thế

Ảnh hưởng xấu đến tư thếẢnh hưởng xấu đến tư thế

Với chiếc giường nệm êm ái, mềm mại, đa phần chúng ta sẽ lựa chọn việc nằm sấp, nằm dài ra để làm việc. Lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn bị đau toàn thân, nhất là vùng cổ, lưng và hông.

Theo Susan Hallbeck – Tiến sĩ kiêm Giám đốc kỹ thuật hệ thống chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic, nếu bạn chưa cảm thấy căng thẳng, chưa bị đau bây giờ thì cũng không có nghĩa rằng các ảnh hưởng tiêu cực không xảy ra. Đến khi cơn đau tìm đến thì có lẽ đã quá trễ để ngăn chặn vấn đề, trong đó nặng nhất là cứng lưng vĩnh viễn, viêm khớp.

4 Ẩn chứa nhiều vi khuẩn

Ẩn chứa nhiều vi khuẩnẨn chứa nhiều vi khuẩn

Theo cuộc nghiên cứu về các mẫu vi khuẩn từ giường ngủ, kết quả cho thấy chúng còn bẩn hơn cả phòng tắm. Chiếc áo gối sau 1 tuần sẽ có lượng vi khuẩn nhiều gấp 17.000 lần bệ ngồi bồn cầu. Còn drap trải giường sau 1 tuần thì có lượng vi khuẩn nhiều hơn tới 24.000 lần tay nắm cửa phòng tắm.

Vì thế, bên cạnh việc ngủ, bạn cứ mãi làm việc trên giường thì làn da sẽ phải tiếp xúc với các loại vi khuẩn, côn trùng khác. Hơn nữa, tế bào da sẽ bị ma sát và loại bỏ lớp ngoài nếu tiếp xúc với drap trải giường quá nhiều.

Theo bác sĩ da liễu Alok Vij, các tế bào đó đều chứa dầu, mồ hôi và nước bọt. Đây hoàn toàn là nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn và bụi bẩn. Khi tiếp xúc lâu dài, các sinh vật này có nguy cơ gây dị ứng, hen suyễn hay các bệnh về da cho con người.

5 Ảnh hưởng mối quan hệ với bạn đời/người yêu

Ảnh hưởng mối quan hệ với bạn đời/người yêuẢnh hưởng mối quan hệ với bạn đời/người yêu

Trong cuộc nghiên cứu về sự phân tâm từ điện thoại di động khi ở cùng bạn đời, kết quả cho thấy chúng có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến việc hài lòng và phiền muộn trong mối quan hệ. Tương tự, điều này cũng xảy ra cho các thiết bị điện tử khác như laptop được dùng cho công việc.

Nghĩa là hầu hết não bộ của con người đều nghĩ giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, tâm sự, chia sẻ mọi điều với bạn đời của mình. Nhưng nếu bạn cứ mãi làm việc trên giường khi đang có bạn đời ở đó thì rất dễ khiến họ cảm thấy bị “lãng quên”. Dần dần sẽ “tách” khỏi không gian đó, “tách” khỏi khái niệm về sự bên nhau.

6 Một số lưu ý giúp hạn chế tác hại của việc làm việc trên giường

Thực hiện thói quen ngủ đều đặn

Giường ngủ là chỗ để con người nghỉ ngơi và thư giãn. Do đó, dù có làm việc trên giường thì theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, bạn cũng không nên làm quá lâu và phải tạo thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ (cùng một thời gian) mỗi ngày để hạn chế tối đa các vấn đề về giấc ngủ.

Thực hiện thói quen ngủ đều đặnThực hiện thói quen ngủ đều đặn

Tạo không gian làm việc thoải mái

Nếu nhà bạn không gian nhỏ không đủ chỗ cho bàn làm việc thì có thể dùng ghế sofa làm bàn và ngồi trên nền nhà (hay ghế thấp hơn ghế sofa) để làm việc. Hay sáng tạo từ các vật dụng ở nhà, ví dụ như bàn để ủi đồ trở thành bàn làm việc,...

Tạo không gian làm việc thoải máiTạo không gian làm việc thoải mái

Còn nếu bạn chỉ còn cách làm việc trên giường thì theo Tiến sĩ Hallbeck, bạn hãy cố gắng ngồi giống với tư thế khi ngồi trên ghế nhất, không nằm sấp, nằm dài ra giường. Bạn có thể đặt chiếc bàn nhỏ lên giường, nâng màn hình laptop ngang tầm mắt, đồng thời dùng gối để kê vùng lưng dưới và dưới đầu gối nhằm hỗ trợ cột sống nhé.

Loại bỏ thiết bị điện tử làm việc khỏi phòng ngủ

Khi làm việc trên giường ngủ xong, bạn cần đem laptop ra khỏi phòng ngủ ngay để loại bỏ nguồn ánh sáng xanh cũng như giúp cải thiện chu kỳ ngủ - thức của cơ thể. Đồng thời, hãy nhớ “vạch ra” ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời sống cá nhân để cải thiện mối quan hệ với bạn đời/người yêu nhé.

Loại bỏ thiết bị điện tử làm việc khỏi phòng ngủLoại bỏ thiết bị điện tử làm việc khỏi phòng ngủ

Ngừng làm việc ít nhất một tiếng trước khi ngủ

Theo các chuyên gia tại Đại học Harvard, bạn nên tạo thói quen trước khi ngủ để giúp việc chuyển tiếp giữa thời gian thức và thời gian ngủ diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ như bạn ngừng làm việc và dành 1 tiếng cho thư giãn, thiền định,... rồi mới đi ngủ.

Ngừng làm việc ít nhất một tiếng trước khi ngủNgừng làm việc ít nhất một tiếng trước khi ngủ

Đồng thời, hạn chế vận động mạnh, căng thẳng trước khi ngủ bởi điều này dễ sản sinh ra hormone căng thẳng, cortisol và khiến bạn “tỉnh táo” suốt đêm luôn.

Xem thêm: Tổng hợp 5 ứng dụng giúp bạn tập thiền định tốt nhất

Cải thiện không gian phòng ngủ

Cải thiện không gian phòng ngủCải thiện không gian phòng ngủ

Để có được giấc ngủ ngon, bạn nên “biến” phòng ngủ trở nên thật yên tĩnh, mát mẻ và thông thoáng nhất có thể. Bạn có thể dùng rèm cửa dày để hạn chế ánh sáng xuyên vào phòng cũng như “gửi tín hiệu” cho não rằng đã đến lúc ngủ rồi.

>> Xem thêm: Làm thế nào để làm việc tại nhà (Work From Home) thật hiệu quả mùa Covid-19?

Nguồn: Đại học Harvard, báo Điện tử VOV

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được lý do không nên làm việc trên giường ngủ rồi nhé. Tuy chúng có thể đem lại cho bạn cảm giác thoải mái nhất thời nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đấy.

Có thể bạn quan tâm

>> 5 thói quen xấu trước khi ngủ gây hại cho sức khoẻ

>> 7 đồ dùng không nên để trong phòng ngủ, cái đầu tiên ai cũng mắc phải

>> Hay nghịch điện thoại trước khi ngủ mà có 4 biểu hiện này, nên đi khám ngay trước khi bệnh ghé thăm

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Lý do bạn không nên làm việc trên giường ngủKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh