Tip hay

Luộc rau thường cho muối vào, tưởng chừng ngon nhưng thật sự có đúng?

Luộc rau thường cho muối vào, tưởng chừng ngon nhưng thật sự có đúng?

Rất nhiều người có thói quen khi luộc rau sẽ cho vào nước luộc một chút muối để rau được xanh và ngon hơn. Nhưng luộc rau cho muối vào, tưởng chừng là ngon nhưng thật sự có đúng hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

Rau luộc là một món ăn dễ dàng ăn, dễ dàng chế biến lại giàu chất xơ nên cực kỳ tốt cho sức khoẻ của bạn. Để làm món rau luộc được ngon, rất nhiều người đã nghe được bí quyết là thêm một chút muối vào để rau được xanh, giòn và ngon hơn. Vậy thực hư của chuyện luộc rau cho muối vào ngon hơn thật sự có đúng không, hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

1 Người Việt đang sử dụng quá nhiều muối

Người Việt đang sử dụng quá nhiều muốiNgười Việt đang sử dụng quá nhiều muối

Muối là gia vị phổ biến giúp món ăn được mặn mà, đậm đà hơn. Nhưng nếu ăn nhiều muối thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh như huyết áp, ung thư, tim mạch,.. Tiến sĩ Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, người Việt hiện nay đang ăn rất mặn và ăn gần như gấp đôi lượng mặn so với khuyến cáo của WHO. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày, nhưng với thống kê thì một người trưởng thành ở nước ta tiêu thụ khoảng 9,4gr.

Lượng muối người Việt ăn vào chủ yếu là từ muối, gia vị nêm vào khi nấu ăn hoặc chấm/trộn với muối và gia vị nhiều. Dù ở gia đình hay nhà hàng, dù món gì thì trên bàn ăn người Việt vẫn thêm xì dầu, nước mắm vào, đó cũng là những nguồn gây nên sự dư thừa muối trong món ăn.

Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện dinh dưỡng quốc gia thì chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan và các bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Do đó, khi bạn ăn nhiều muối, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, đó là dấu hiệu nghĩa là việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch, kéo dài sẽ làm tăng huyết áp.

Ăn mặn còn mang lại nhiều chứng bệnh như suy tim, suy thận. Nếu đã mắc phải những căn bệnh này, ăn mặn còn làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

2 Những sai lầm khi dùng muối

Dưới đây là những sai lầm khi chế biến và dùng thực phẩm quá nhiều khiến cho lượng muối vào cơ thể và tích tụ, gây hại đến sức khoẻ:

Những sai lầm khi dùng muối

Luộc rau cho thêm muối để xanh hơn: Rất nhiều người truyền tai nhau rằng luộc rau khi cho muối hoặc bột canh vào để cho rau xanh hơn. Do thói quen của người Việt là khi ăn rau luộc sẽ chấm cùng với nước chấm như mắm, xì dầu,.. do đó sẽ khiến lượng muối tăng lên đáng kể.

Rửa hoặc ướp thực phẩm với muối: Trước khi nấu thức ăn, các bạn thường sơ chế với nước muối để sát khuẩn và sạch hơn. Điều này khiến cho muối ngấm vào trong thực phẩm và khi nấu bạn lại nêm nếm vào thức ăn và sử dụng thêm nước chấm. Do đó, rất nhiều muối được sử dụng làm cho cơ thể bạn bị dư muối.

Rửa hoặc ướp thực phẩm với muối

Nêm muối ngay khi mới nấu: Sau khi bạn ướp thực phẩm, hoặc khi nấu những món hầm, món canh, bạn có thói quen cho nhiều mắm và muối ngay từ đầu. Trong quá trình nấu, mắm và muối sẽ bị bốc hơi bớt đi mất và vị mặn bị cô đọng lại, nếu tiếp tục nêm sẽ làm cho món ăn bị mặn. Tốt nhất bạn nên nêm mắm muối khi đã hoàn thành món ăn.

Chọn muối không hợp lý: Hiện nay có rất nhiều loại muối trên thị trường, bao gồm bột canh trộn gia vị, hương liệu mà không hề chứa i-ot. Đó là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm do ăn mặn và thiếu muối iot sẽ làm cho bạn mắc các bệnh tuyến giáp và đần độn.

>> Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt?

Chọn muối không hợp lý

Ăn quá nhiều đồ ướp muối: Người Việt có thói quen ăn các loại rau củ quả muối rất nhiều. Đó là lí do thúc đẩy các căn bệnh ung thư đường tiêu hoá phát triển.

3 Ăn muối sao cho đúng?

WHO và Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người không nên ăn quá 5gr muối mỗi ngày và hạn chế nhất có thể lượng muối cho vào thức ăn khi bạn chế biến hoặc làm nước chấm. Nếu có, bạn nên pha loãng rồi chấm ít.

Ăn muối sao cho đúng?

Bạn có thể giảm lượng muối bằng cách nêm nếm vài món ăn những gia vị khác để giảm vị mặn hoặc thay thế muối với những loại thảo mộc và gia vị để thêm hương vị. Bạn có thể xem xét đến chanh sẽ giúp bạn giảm vị mặn.

Bạn cũng không nên cho muối hay gia vị nhiều vào nước luộc rau.

không nên cho muối hay gia vị nhiều vào nước luộc rau

Khi sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn cũng nên theo dõi các thông số ngoài bao bì để biết được hàm lượng muối có trong nó để thực hiện điều chỉnh thích hợp.

Các chuyên gia cho rằng người dân cũng nên hạn chế sử dụng sản phẩm muối như rau củ muối, mì ăn liền, thịt xông khói,... và tăng cường các món luộc thay vì rim, kho.

Đối với trẻ em, bạn nên giảm thói quen ăn muối của trẻ từ nhỏ và đảm bảo chế độ ăn lành mạnh của trẻ.

4 Luộc rau sao cho xanh mà không cần muối

Dùng nồi to và ngập nước sẽ giúp rau chín đều, không bị sống

Luộc rau sao cho xanh mà không cần muối

Không nên luộc nhiều loại rau cùng lúc vì tuỳ vào thời gian chín mà nhiều loại rau có thể bị sống, loại thì bị thâm.

Luộc rau bạn bên để lửa lớn để rau nhanh chín và bảo toàn các vitamin.

Không nên đóng nắp nồi khi luộc để rau xanh hơn và không bị đỏ.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ biết được cách sử dụng muối đúng cách để hạn chế những căn bệnh không tốt cho sức khoẻ của mình và gia đình. Nhanh tay ghi chú lại để thực hiện thôi nào!

>> Cách luộc rau vẫn giữ được màu xanh

>> 5 cách luộc rau củ ngon và đẹp mắt

>> Tuyệt chiêu nêm gia vị giúp món ăn ngon hơn của các đầu bếp chuyên nghiệp

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Luộc rau thường cho muối vào tưởng chừng ngon nhưng thật sự có đúng?luộc raurau luộcrauluộc raurau luộcrau