Lợi trùm răng khôn là gì? Biểu hiện viêm lợi trùm răng khôn
Lợi trùm là tình trạng phổ biến ở người mọc răng khôn. Vậy tình trạng này có biểu hiện cụ thể như thế nào? Cùng Tip Hay tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện lợi trùm răng khôn.
Đối với những người đang mọc răng khôn rất dễ gặp phải tình trạng viêm lợi trùm. Vậy biểu hiện của lợi trùm là như thế nào? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
1
Lợi trùm răng khôn là gì?
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng, sau khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc, do đó khi răng khôn mọc sẽ không có chỗ và phải mọc sát vào phần trong cùng của lợi. Trong khi đó, lợi trùm là tình trạng phần lợi bao phủ lên bề mặt răng, ngăn cho răng mọc.
Chính vì vậy, hiện tượng lợi trùm thường gặp ở người mọc răng khôn hơn, khiến răng không thể mọc ra ngoài lợi và gây đau nhức khi răng khôn mọc. Nếu không xử lý tình trạng này có thể gây viêm lợi trùm, ung nang răng khôn, viêm nhiễm,...
2
Biểu hiện của viêm lợi trùm răng khôn
Một vài biểu hiện của viêm lợi trùm răng khôn như:
- Vùng nướu, má nơi mọc răng khôn bị lợi bao trùm bên trên gây sưng tấy, đỏ, dẫn đến đau nhức, khó chịu.
- Nếu viêm nặng có thể gây áp xe có mủ.
- Cử động của miệng bị hạn chế, khó mở miệng và hàm, ăn nhai cũng đau đớn.
- Sốt trên 38 độ C
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm hoặc dưới cổ.
- Miệng có mùi hôi, súc miệng cũng không giảm.
Khi nhận thấy sự bất thường, bạn nên đến gặp nha sĩ để điều trị, thăm khám, nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất khó điều trị, biến chứng cao.
3
Nguyên tắc điều trị viêm lợi trùm lên răng
Lợi trùm răng khôn cần được điều trị kịp thời và đúng cách bởi nha sĩ càng sớm càng tốt:
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng nước súc miệng, nước muối nếu lợi trùm một vùng nhỏ.
- Dùng thuốc giảm đau để giảm cơn đau khi ăn uống, sinh hoạt.
- Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định.
- Tiểu phẩu cắt bỏ lợi trùm gây đau nhức.
- Nhổ răng khôn.
4
Phòng ngừa mắc viêm lợi trùm răng khôn
Để phòng ngừa mắc viêm lợi trùm răng khôn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày.
- Dùng máy tăm nước, chỉ nha khoa làm sạch răng miệng.
- Súc miệng và vệ sinh mặt lưỡi.
- Lấy cao răng thường xuyên sau mỗi 6 tháng.
- Ăn uống khoa học với nhiều rau, trái cây tươi.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai, cay nóng hay có tính axit cao.
- Không uống rượu, bia, hút thuốc.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
Trên đây là những thông tin về viêm lợi trùm răng khôn nhiều người mắc phải. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng bệnh của mình nhé!
Nguồn: Bệnh viện Thu Cúc