Tip hay

Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻ

Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻ

Dầu cá là thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khoẻ, cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻ nhé.

Dầu cá là một loại vitamin, tan trong dầu được làm từ các loại cá giàu axit béo omega-3 như: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá tầm, cá vây xanh, cá cơm, cá mòi, cá trích… Để dầu cá phát huy tác dụng tối đa nhất thì dầu cá thường được sử dụng kết hợp với canxi, sắt hoặc các loại vitamin như: A, B1, B2, B3, C, D. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của dầu cá trong bài viết sau nhé.

1 Tác dụng của dầu cá

Phòng ngừa tim mạch

Dầu cá phòng ngừa tim mạchDầu cá phòng ngừa tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở người lớn tuổi. Sử dụng dầu cá đúng liều lượng sẽ hỗ trợ giảm lượng cholesterol và xơ cứng động mạch, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim giúp bảo vệ tim bạn khỏe mạnh.

Phòng ngừa ung thư

Thành phần chủ yếu có trong dầu cá là Omega 3 giúp phòng ngừa 3 loại ung thư phổ biến là: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng. Omega 3 giúp nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa sự phát triển của những tế bào vô ích.

Hỗ trợ giảm cân

Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻ

Một vài nghiên cứu tại Úc cho thấy dầu cá góp phần hiệu quả vào chế độ giảm cân, hạn chế nguy cơ bị béo phì.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Sử dụng dầu cá dài ngày sẽ giúp giảm và ngăn ngừa đau khớp giúp cho khớp của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Bảo vệ sức khỏe đôi mắt, mái tóc và làn da

Thành phần Omega 3 có trong dầu cá sẽ giúp bảo vệ mắt, giảm nguy cơ mắc hội chứng khô mắt và thoái hóa điểm vàng.

Ngoài ra Omega 3 còn giúp da của bạn luôn căng mịn, sản sinh collagen hạn chế nếp nhăn đồng thời giúp mái tóc của bạn được óng mượt và khỏe mạnh hơn.

Giảm triệu chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm

Uống dầu cá giúp giảm nguy cơ bị tâm thần phân liệt và bệnh Alzehimer đồng thời dầu cá còn rất tốt cho những bệnh nhân bị bệnh trầm cảm.

Hạ huyết áp, giảm nguy cơ huyết áp cao

Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻ

Omega 3 có trong dầu cá giúp hạ huyết áp, chống đông máu, chống viêm, máu được bơm nhanh về cơ thể nên giúp giảm áp lực lên tim.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Trong dầu cá có chứa DHA rất tốt cho mắt và não của thai nhi. Phụ nữ khi mang thai uống dầu cá đúng liều lượng cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Làm đẹp móng

Dầu cá được sử dụng trong quá trình làm đẹp vì sử dụng dầu cá giúp cải thiện chất lượng móng tay giúp móng tay khỏe và bóng hơn.

Chống viêm

Dầu cá hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, các bệnh viêm nhiễm mạn tính, ngăn ngừa viêm nhiễm trong máu và các mô.

Tốt cho não bộ

Dầu cá giúp tăng cường lưu thông máu nên rất tốt cho não bộ, tăng khả năng tập trung, trí nhớ và tư duy. Tạo tâm trạng thư giãn, thoải mái.

Giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Một số nghiên cứu mới đây phát hiện dầu cá có thể phòng ngừa viêm nhiễm trong các tế bào chất béo một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Điều trị mụn trứng cá

Dầu cá có chứa EPA một chất hữu hiệu trong điều trị mụn trứng cá.

2 Tác dụng phụ của dầu cá

Tăng đường huyết

Việc bổ sung quá nhiều axit béo omega-3 sẽ có nguy cơ làm tăng kích thích sản xuất glucose, từ đó kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng lên, cụ thể là dùng 8g axit béo omega-3 mỗi ngày sẽ khiến bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bị tăng khoảng 22% lượng đường trong máu trong thời gian khoảng 8 tuần.

Chảy máu

Nếu bạn có hiện tượng bị chảy máu nướu răng và chảy máu cam thì đừng loại bỏ trường hợp có thể bạn bị sử dụng quá liều dầu cá. Bởi theo một số nghiên cứu mới đây việc sử dụng quá nhiều dầu cá sẽ làm ức chế quá trình đông máu, dẫn đến dễ chảy máu cam, máu chân răng.

Huyết áp thấp

nếu bạn bị huyết áp cao thì bạn có thể uống dầu cá với liều lượng vừa đủ để cân bằng huyết áp, tuy nhiên nếu như bạn bị huyết áp thấp mà sử dụng dầu cá sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tiêu chảy

Một trong những tác dụng phụ của dầu cá đó chính là gây nên chứng đầy hơi, tiêu chảy. Nếu bạn uống dầu cá mà bị tiêu chảy thì hãy xem xét lại liều lượng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ của dầu cá Tăng đường huyết: Việc bổ sung quá nhiều axit béo omega-3 sẽ có nguy cơ làm tăng kích thích sản xuất glucose, từ đó kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng lên, cụ thể là dùng 8g axit béo omega-3 mỗi ngày sẽ khiến bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bị tăng khoảng 22% lượng đường trong máu trong thời gian khoảng 8 tuần. Chảy máu: nếu bạn có hiện tượng bị chảy máu nướu răng và chảy máu cam thì đừng loại bỏ trường hợp có thể bạn bị sử dụng quá liều dầu cá. Bởi theo một số nghiên cứu mới đây việc sử dụng quá nhiều dầu cá sẽ làm ức chế quá trình đông máu, dẫn đến dễ chảy máu cam, máu chân răng. Huyết áp thấp: nếu bạn bị huyết áp cao thì bạn có thể uống dầu cá với liều lượng vừa đủ để cân bằng huyết áp, tuy nhiên nếu như bạn bị huyết áp thấp mà sử dụng dầu cá sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tiêu chảy: Một trong những tác dụng phụ của dầu cá đó chính là gây nên chứng đầy hơi, tiêu chảy. Nếu bạn uống dầu cá mà bị tiêu chảy thì hãy xem xét lại liều lượng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ. Gây chứng bệnh dạ dày: Sử dụng dầu cá còn gây nên tác dụng phụ đó là trào ngược axit dẫn đến ợ hơi, buồn nôn và cảm thấy khó chịu nguyên nhân là do nồng độ chất béo trong dầu cá quá cao. Ngộ độc vitamin A: Một số dầu cá có chứa nhiều vitamin A và khi dùng với lượng lớn có thể gây ngộ độc với những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da về lâu dài còn gây tổn thương gan. Mất ngủ: Uống nhiều dầu cá gây cản trở giấc ngủ, gây ra bệnh mất ngủ đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Dầu cá dùng bao nhiêu là đủ? Theo Cơ quan an toàn thực phẩm châu u, việc bổ sung axit béo omega-3 vẫn an toàn với liều lên đến 5.000mg mỗi ngày. Theo WHO thì phụ nữ mang thai nên sử dụng 300mg hỗn hợp EPA và DHA đây là hai dạng thiết yếu của axit béo omega 3, trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, lượng omega-3 cần cung cấp vào khoảng 500mg và tăng dần đến khi 14 tuổi, người trưởng thành, nữ cần được cung cấp 1.100mg mỗi ngày và nam là 1.600mg. Trên đây là những tác dụng của dầu cá, tuy nhiên để dầu cá có thể phát huy tác dụng của nó bạn cần biết cách sử dụng đúng thời điểm và đúng liều lượng. Tốt nhất trước khi sử dụng dầu cá bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Gây chứng bệnh dạ dày

Sử dụng dầu cá còn gây nên tác dụng phụ đó là trào ngược axit dẫn đến ợ hơi, buồn nôn và cảm thấy khó chịu nguyên nhân là do nồng độ chất béo trong dầu cá quá cao.

Ngộ độc vitamin A

Một số dầu cá có chứa nhiều vitamin A và khi dùng với lượng lớn có thể gây ngộ độc với những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da về lâu dài còn gây tổn thương gan.

Mất ngủ

Uống nhiều dầu cá gây cản trở giấc ngủ, gây ra bệnh mất ngủ đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

3 Dầu cá dùng bao nhiêu là đủ?

Theo Cơ quan an toàn thực phẩm châu u, việc bổ sung axit béo omega-3 vẫn an toàn với liều lên đến 5.000mg mỗi ngày.

Theo WHO thì phụ nữ mang thai nên sử dụng 300mg hỗn hợp EPA và DHA đây là hai dạng thiết yếu của axit béo omega 3, trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, lượng omega-3 cần cung cấp vào khoảng 500mg và tăng dần đến khi 14 tuổi, người trưởng thành, nữ cần được cung cấp 1.100mg mỗi ngày và nam là 1.600mg.

Trên đây là những tác dụng của dầu cá, tuy nhiên để dầu cá có thể phát huy tác dụng của nó bạn cần biết cách sử dụng đúng thời điểm và đúng liều lượng. Tốt nhất trước khi sử dụng dầu cá bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Lợi ích tác dụng phụ và liều dùng dầu cá tốt cho sức khoẻlợi ích của dầu cátác dụng của dầu cádầu cátác dụng phụ của dầu cáliều dùng dầu cálợi ích của dầu cátác dụng của dầu cádầu cátác dụng phụ của dầu cáliều dùng dầu cá