Loại rau vừa đẹp da vừa tốt cho tim mạch nhiều người Việt đang để phí
Không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, nước uống, rau má còn sẽ giúp bạn làm đẹp da và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Từ lâu, rau má đã được xem là một vị thuốc dân gian vì có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể hơn, hôm nay Tip Hay sẽ giúp bạn tìm hiểu thật rõ về loại rau vừa giúp đẹp da mà vừa tốt cho tim mạch này nhé!
1
Rau má vừa đẹp da vừa tốt cho tim mạch
Theo một tài liệu của Viện vệ sinh dịch Việt Nam năm 1972, các thành phần dinh dưỡng bên trong 100g rau má sẽ bao gồm:
- 21 calo
- 82.2% nước
- 3.2% protein
- 1.8% glucid
- 4.5% cellulose
- 2.3% khoáng chất, trong đó có 29mg% canxi, 2.4mg% photpho,...
- Các loại vitamin khác, điển hình là 37mg% vitamin C.
Bên cạnh đó, theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, hiện là chủ nhiệm khoa y học cổ truyền của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bên trong rau má còn chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt khác như sắt, magie, mangan, kali, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K,...
Đặc biệt hơn nữa, dịch chiết của rau má cũng có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào và tổng hợp collagen ở các mô liên kết, từ đó giúp chống lão hóa cũng như duy trì sự mịn màng, căng bóng cho làn da. Ngoài ra, rau má còn mang rất nhiều ích lợi tốt cho sức khỏe khác như giảm nhiệt, giải cảm, hỗ trợ điều trị tim mạch, bệnh thần kinh,...
2
Cách chế biến rau má vừa ngon, vừa chữa được bệnh
Ngoài việc dùng rau má để xay thành nước ép rau má và đem hòa với các nguyên liệu như nước dừa xiêm, mật ong, đậu xanh,... bạn cũng có thể tham khảo một số cách sử dụng rau má đặc biệt khác sau đây:
- Sau khi giã rau má làm nước uống, bạn tiếp tục lấy phần rau má khô đó để xoa và đắp các vết lở ngứa, mụn nhọt bên ngoài, từ đó giúp giải nhiệt, điều trị bệnh nóng sốt hay kinh phong.
- Với 1 nắm rau má được đem đi sắc nước uống, các triệu chứng như chán ăn, nóng ruột, bụng xốn xao, đau bụng dưới,... có thể được hỗ trợ trị dứt điểm.
- Để chữa các triệu chứng như nhức đầu, nổi mẩn ngứa, cảm sốt,... bạn có thể sử dụng 1 nắm rau má, 30g sắn dây và 1 nắm rau sam để giã, thêm ít nước sôi và chắt lấy nước uống, như thế những tình trạng trên sẽ được làm cho suy giảm và dần dần biến mất.
- Rau má khi được giã và sắc uống có thể dùng để trị bệnh chảy máu cam hay ho nhiều
- Trong trường hợp bị ngộ độc vì nấm độc, thạch tín, bạn có thể giúp cơ thể giải độc bằng cách giã nát 250g rau má cùng 250g rau muống, sau đó đem hòa với nước sôi và chắt thành nước uống.
- Khi bị thổ huyết, niệu huyết, chảy máu chân răng hay chảy máu cam,... bạn có thể trị dứt điểm tình trạng này bằng cách chuẩn bị 30g rau má, 15g trắc bá diệp và 15g cỏ nhọ nồi để sắc thành thuốc uống.
- Để trị các tình trạng như ho nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, bạn có thể dùng một nắm rau má tươi, sau đó đem giã để lấy nước để uống hay sắc uống.
- Với những phụ nữ hay bị đau bụng kinh, khí hư bạch đới, bạn có thể trị dứt điểm tình trạng này bằng cách dùng rau má khô, tán thành bột nhuyễn và uống 2 muỗng cà phê vào mỗi sáng.
- Đối với những phụ nữ đang cho con bú, bạn có thể dùng rau má để làm thuốc lợi sữa bằng cách ăn rau má tươi, rau má luộc hoặc uống nước rau má.
3
Những lưu ý khi sử dụng rau má
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, một nhà nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng rau má:
- Không nên sử dụng rau má quá nhiều: Khi ăn hay uống nước rau má quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao và có thể khiến bạn cảm thấy bị nhức đầu, mất ý thức. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều rau má còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc giảm khả năng thụ thai của các phụ nữ.
- Liều lượng dùng rau má hằng ngày: Tuy hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào nói về việc này, thế nhưng theo lương y, một người mạnh khỏe có thể uống một cốc nước rau má với khoảng 40g rau, tuy nhiên không nên sử dụng liên tục trong một tháng mà có thể nghỉ nửa tháng để dùng trong đợt kế tiếp.
- Tin đồn rau má có thể chứa Covid-19 là vô căn cứ: Dù có lợi ích giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chống nhiễm trùng,... quá trình điều trị các triệu chứng của Covid-19 cần có sự kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau, vì thể việc rau má có thể giúp chữa Covid hay bệnh máu khó đông là không có cơ sở.
Trên đây là chi tiết thông tin về rau má - loại rau giúp làm đẹp da và rất tốt cho tim mạch. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về một loại rau thân thuộc, bình dị nhưng lại mang rất nhiều ích lợi cho sức khỏe của chúng ta nhé!
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam