Lễ dạm ngõ và thủ tục dạm ngõ miền bắc
Lễ dạm ngõ là buổi đầu gặp gỡ của gia đình hai bên. Tuy đơn giản nhưng cũng không thể bỏ những nghi thức này. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc. Bởi vậy, thủ tục dạm ngõ của các vùng miền cũng khác nhau. Hãy cùng, Bách Hóa Xanh tìm hiểu các thông tin về lễ dạm ngõ và thủ tục dạm ngõ của người miền Bắc nhé!
1
Lễ dạm ngõ miền Bắc là gì?
Ngày dạm ngõ là gì?
Dạm ngõ là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt Nam. Thủ tục này nhằm khẳng định quan hệ hôn nhân của cặp đôi trước hai gia hai đình.
Ý nghĩa ngày dạm ngõ?
Có thể nói, lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt chính thức của hai đình hai bên. Lúc này, đại diện của nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để ra mắt và xin phép gia đình nhà gái cho cặp đôi chính thức được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tính đến chuyện trăm năm là hôn nhân.
2
Thủ tục dạm ngõ miền Bắc cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị thời gian
Để có một buổi dạm ngõ suôn sẻ và đầy ý nghĩa thì thời gian là một yếu tố quan trọng để gia đình hai bên xem xét để chọn ra ngày đẹp tháng tốt, thuận tiện cho hai bên.
Thông thường, lễ dạm ngõ được tổ chức vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ. Bên cạnh đó, cô dâu và chú rể cũng nên dành thời gian để chuẩn bị và tìm hiểu tập tính sinh hoạt của gia đình hai bên để có cách ứng xử đúng mực giúp gắn kết tình cảm gia đình hai bên hơn.
Chuẩn bị địa điểm
Để thể hiện sự tôn trọng của nhà gái đối với nhà trai thì nhà gái nên chuẩn bị một địa điểm phù hợp, thoáng đãng để tiếp đón nhà trai.
Thông thường, nhà gái sẽ sơn lại nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang trí nhà thật đẹp để tạo một cái ấn tượng tốt trong buổi đầu tiên gặp mặt.
Chuẩn bị trang phục
Trong ngày dạm ngõ, cô dâu và chú rể không nhất thiết phải mặc váy dài, đồ vest mà chỉ cần mặc những trang phục đơn giản nhưng phải thể hiện sự chỉnh chu và gọn gàng.
Sau đây, mình sẽ gợi ý một số trang phục bạn có thể mặc cho buổi dạm ngõ:
Trang phục nam: Không cần đầu tư quá nhiều, bạn chỉ cần mặc một chiếc áo sơ mi trắng với chiếc quần tây là cũng thể hiện sự thanh lịch rồi.
Trang phục nữ: Bạn nên mặc những bộ áo dài, bộ váy lịch thiệp đủ dài để thể hiện sự trang trọng hoặc là những chiếc quần tây phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang điểm (make up) nhẹ nhàng để thể hiện sự tươi tắn, tránh để mặt mộc để tiếp khách bạn nhé!
Gia đình nhà trai: Họ là những người đại diện cho nhà trai mang lễ vật đến nhà gái nên việc chuẩn bị trang phục rất quan trọng. Đầu tiên là phải lịch sự. Mình sẽ gợi ý một số trang phục như: Áo vest, quần âu, cà vạt, áo dài truyền thống.
Gia đình nhà gái: Để thể hiện sự tôn trọng đối với nhà trai, nhà gái cũng nên chỉnh chu cho trang phục. Họ cũng nên mặc những trang phục nhã nhặn, tinh tế như: Quần âu, áo sơ mi, váy liền và áo dài truyền thống.
Chuẩn bị đồ ăn
Mục đích của buổi dạm ngõ là để gia đình hai bên gặp mặt và tạo cầu nối để gắn kết tình cảm hai bên là chính nên không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy nhưng cũng không được đơn giản quá.
Điều đó sẽ thể hiện và đánh giá một phần nề nếp, thói quen sinh hoạt của nhà gái. Sau cùng, bạn nên chuẩn bị một ấm trà và một chút bánh, kẹo để gia đình hai bên thưởng thức và nói chuyện với nhau.
Chuẩn bị lễ vật dạm ngõ
Cha ông ta có câu “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vì vậy, trầu cau là vật quan trọng nhất mà không thể thiếu trong buổi dạm ngõ, đồng thời trầu cau mang ý nghĩa cho sự thủy chung, là tính vật hứa hẹn của hai gia đình.
Số lượng người tham dự
Về phía nhà trai bao gồm chú rể, bố mẹ chú rể cùng ông bà, cô, chú, bác, họ hàng ruột thịt trong gia đình. Về số lượng thì trong khoảng tối thiểu 5 người và tối đa 7 người là tốt nhất.
Tiếp đến là một số lễ vật như: Cặp trà, cặp rượu... Hãy lưu ý rằng các món lễ vật đều phải chuẩn bị theo số chẵn.
Nếu nhà trai có gặp khó khăn trong việc chuẩn bị thì hãy liên hệ với các studio áo cưới để đặt những lễ vật này.
3
Trình tự của buổi dạm ngõ
Đầu tiên, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, sau đó họ sẽ giới thiệu các thành phần tham gia trong buổi lễ dạm ngõ. Tiếp theo, đại diện nhà trai sẽ phát biểu về lý do cũng như ý nghĩa của buổi lễ này.
Sau đó, mẹ cô dâu sẽ thực hiện màn trao tráp dạm ngõ. Tiếp theo là nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho cặp đôi được chính thức tìm hiểu nhau kỹ càng để bước đến giai đoạn kết hôn.
Sau những lời phát biểu của nhà trai, đại diện nhà gái sẽ nói lời cảm ơn và nhận những lễ vật mà nhà trai mang đến. Tiếp đến, bố mẹ của cô dâu sẽ dâng lễ vật đó lên bàn thờ tổ tiên.
Đồng thời, cô dâu và chú rể cũng thắp hương cho bàn thờ tổ tiên với ý nguyện mong tổ tiên phù hộ và chứng giám cho hạnh phúc của cặp đôi để sống trăm năm hạnh phúc với nhau.
Và cuối cùng, hai bên gia đình sẽ bàn bạc về ngày cưới hỏi và thống nhất thời gian, địa điểm, lễ vật ăn hỏi.
Tóm lại, lễ dạm ngõ của người Bắc cũng khá đơn giản và diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng một tiếng là tất cả các nghi thức đã hoàn thành.
4
Những lưu ý cần thiết
Nếu bố mẹ của cô dâu hoặc chú rể đã mất thì có thể nhờ các cô, dì, chú, bác lớn tuổi để đại diện cho gia đình bên đó.
Hãy cẩn thận trong mọi chuyện, tránh làm rơi bể đồ đạc vì họ cho rằng đó là điềm xấu, mang lại xui xẻo.
Không nên nhờ những người có tang lễ làm đại diện và tham gia buổi lễ dạm ngõ.
Trên là những thông tin về lễ dạm ngõ của người miền Bắc mà Bách Hóa XANH đã tổng hợp được. Hi vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Chúc bạn một ngày mới tốt lành.