Tip hay

Lấy máu gót chân là gì? Vì sao phải lấy máu ở gót chân?

Lấy máu gót chân là gì? Vì sao phải lấy máu ở gót chân?

Lấy máu ở gót chân sẽ giúp phát hiện và sàng lọc những căn bệnh nguy hiểm của bé từ sớm. Cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp này trong bài viết hôm nay của Tip Hay nhé!

Lấy máu ở gót chân của trẻ sơ sinh sẽ giúp phát hiện những căn bệnh nguy hiểm từ sớm, việc này giúp hỗ trợ việc điều trị kịp thời những căn bệnh nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về việc lấy máu ở gót chân thì hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay nhé!

1 Lấy máu gót chân là gì?

Lấy máu ở gót chân là một phương pháp xét nghiệm y khoa hiện đại, được dùng để phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh bẩm sinh liên quan đến vấn đề nội tiết và di truyền ở bé sau khi sinh. Phương pháp này sẽ dùng kim chích chuyên dụng để lấy 2 - 5 giọt máu ở gót chân của bé để đưa đến trung tâm xét nghiệm, nhằm nghiên cứu để phát hiện và chẩn đoán bệnh lý của bé.

Lấy máu gót chân là gì?Lấy máu gót chân là gì?

Phương pháp lấy máu gót chân được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện sau khoảng 48 - 72 giờ sau khi sinh để có được kết quả đúng và chính xác nhất.

2 Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh có nên hay không? Có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh có nên hay không? Có nguy hiểm không?Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh có nên hay không? Có nguy hiểm không?

Việc xét nghiệm lấy máu gót chân ở bé là an toàn vì phương pháp xét nghiệm này luôn được những nhân viên y tế có nhiều năm kinh nghiệm và có chuyên môn cao thực hiện nên rủi ro xảy ra là rất thấp. Bạn hoàn toàn có thể an tâm thực hiện phương pháp này cho bé nhé!

3 Xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh phát hiện được những bệnh gì?Xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh phát hiện được những bệnh gì?

Việc xét nghiệm bằng máu ở gót chân của bé có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý bẩm sinh như:

  • Phenylketonuria: Phenylketonuria là bệnh rối loạn chuyển hóa ở người, thường xuất hiện khi bé đã được vài tháng tuổi.
  • Rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia: Đây là căn bệnh bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do triệu chứng rối loạn chuyển hóa đường galactose trong cơ thể của bé. Nếu không được phát hiện sớm và kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bé.
  • Thiếu men G6PD: Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do triệu chứng di truyền nhiễm sắc thể lặn X từ bố hoặc mẹ.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Bệnh di truyền do bị ảnh hưởng từ những huyết sắc tố Hemoglobin. Đây là căn bệnh thường gặp với khoảng 8 - 12 triệu ca mắc trên toàn thế giới.
  • Bệnh xơ nang: Bệnh lý di truyền ngoại tiết có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của người mắc phải. Bệnh xơ nang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như bệnh phổi mãn tính, suy tụy ngoại tiết và các bệnh về gan mật.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Bệnh do đột biến gen mã hóa enzyme, thiếu enzyme hoặc do enzyme không hoạt động một cách bình thường gây ra.
  • Bệnh suy giáp bẩm sinh (CH): Tình trạng tuyến giáp của trẻ không thể sản xuất đủ lượng hormone để cung cấp cho cơ thể. Chính vì lý do này sẽ khiến trẻ bị chậm phát triển, trí tuệ sa sút và cơ thể không phát triển bình thường.

4 Quy trình lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Quy trình lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinhQuy trình lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Quy trình lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh diễn ra các bước sau đây:

Bước 1 Cần đặt trẻ nằm ngửa và dùng khăn ấm để ủ gót chân của bé trong vòng 3 - 5 phút nhằm giúp tăng lưu lượng máu ở gót chân của bé.

Bước 2 Dùng kim chích gót chân của bé, sau đó lấy từ 2-3 giọt máu của bé thấm vào giấy và để khô.

Bước 3 Chuyển mẫu máu của bé đến trung tâm xét nghiệm để nghiên cứu và phân tích

5 Một số câu hỏi liên quan

Một số câu hỏi liên quanMột số câu hỏi liên quan

Vì sao phải lấy máu ở gót chân mà không phải vị trí khác?

Việc lấy máu ở gót chân của bé mà không phải vị trí khác vì gót chân của bé chứa lượng máu dồi dào phù hợp cho nhu cầu xét nghiệm. Ngoài ra vị trí gót chân còn không quá nhạy cảm nên khi lấy máu có thể giúp trẻ không bị đau nhiều.

Bao lâu nhận được kết quả lấy máu gót chân?

Sau 10 - 14 ngày kể từ ngày thực hiện xét nghiệm thì sẽ có kết quả.

Lấy máu gót chân ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chi phí thực hiện xét nghiệm máu ở gót chân cho bé dao động từ khoảng 1 - 2 triệu đồng tùy vào bệnh viện mà bố mẹ lựa chọn tiến hành xét nghiệm cho bé.

Xét nghiệm máu ở gót chân cho bé là việc nên làm nhằm phát hiện kịp thời những căn bệnh nguy hiểm ở bé trong thời gian sớm nhất và có được sự điều trị đúng lúc. Bạn hãy cân nhắc thực hiện việc xét nghiệm này nếu có con nhé!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Từ khóa: Lấy máu gót chân là gì? Vì sao phải lấy máu ở gót chân?lấy máu gót chânlấy máu gót chân là gì