Tip hay

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu khi bị ngộ độc

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu khi bị ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Nhận biết dấu hiệu và cách xử trí ở bài viết sau.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 600 triệu người bị ngộ độc thực phẩm hàng năm và trong đó có đến 420.000 người tử vong. Chỉ cần một chút sơ suất trong lựa chọn và bảo quản thực phẩm cũng có thể khiến bạn suy nhược sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Vì thế việc nhận biết và sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là vô cùng quan trọng, cùng Tip Hay tìm hiểu những thông tin mà bạn cần biết về bệnh này nhé.

1 Nhận biết triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra do ăn phải các loại thức ăn nhiễm vi khuẩn, hóa chất nhiễm độc. Nguyên nhân có thể do ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc do ăn thực phẩm ôi, thiu, bảo quản không đúng cách.

Ngộ độc thực phẩm là gì?Ngộ độc thực phẩm là gì?

Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ngay sau khi ăn vài phút, vài giờ hoặc thậm chí một vài ngày. Vì thế bạn nên trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm.

Tùy vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng bệnh thường có các mức độ và trạng thái khác nhau. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm mà chúng ta thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn/nôn ói
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Chán ăn
  • Ớn lạnh

Triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc thực phẩmTriệu chứng, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Đặc biệt, một loại ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm tới tính mạng là ngộ độc Botulism (gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum Botulism) nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến tê liệt và tử vong. Triệu chứng của ngộ độc Botulism thường bao gồm:

  • Khó vận động hai bên cơ mặt, sau đó đến cổ và các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Mắt nhìn mờ, sụp mí mắt.
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Một số loại ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng 48 giờ. Tuy nhiên nếu xuất hiện những triệu chứng nặng, rõ rệt hoặc ảnh hưởng đến hô hấp, thần kinh thì cần nhanh chóng sơ cứu và đến cơ sở y tế gần nhất.

2 Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Cách sơ cứu nhanh người bị ngộ độc thực phẩm

Bước 1 Gây nôn

Buồn nôn là một trong những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm, khi cơ thể bắt đầu phản ứng với các chất độc bắt đầu đi vào hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng dùng mọi cách để nôn thức ăn ra trước khi chất độc gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Bạn có thể uống một ly nước muối sinh lý 0,9% rồi dùng ngón tay móc vào cuống lưỡi gần họng để tạo cảm giác buồn nôn. Nôn được càng nhiều thì tỉ lệ chất độc đi vào cơ thể càng thấp, càng ít nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ nên gây nôn với người còn tỉnh táo, chưa rơi vào hôn mê và khi nằm nôn cần nằm nghiêng, kê cao đầu để tránh bị sặc và trào ngược.

Gây nônGây nôn

Bước 2 Nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Khi nôn ói và tiêu chảy, người bệnh thường bị mất khá nhiều nước và lúc này nên nhanh chóng bổ sung nước và nghỉ ngơi lấy sức cho người bệnh.

Nếu chỉ bị tiêu chảy thì chỉ cần tập trung bổ sung nước và muối đã mất, có thể sử dụng các dung dịch bù chất điện giải để thay thế.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nướcNghỉ ngơi và uống nhiều nước

Bước 3 Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Nếu người bệnh vẫn có các dấu hiệu khó thở, thì hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, dùng tay sạch kéo lưỡi bệnh nhân ra ngoài trước khi mất ý thức, giúp thở dễ hơn.

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấpĐặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Bước 4 Theo dõi nhịp tim

Khi có dấu hiệu ngộ độc nặng, hãy chú ý đến huyết áp và tim, đảm bảo bệnh nhân còn duy trì nhịp tim.

Theo dõi nhịp timTheo dõi nhịp tim

Bước 5 Đưa đến các cơ sở y tế

Sau khi tiến hành sơ cứu người ngộ độc thực phẩm, dù bệnh nhân còn dấu hiệu nhẹ và tỉnh táo vẫn nên đưa đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán. Đặc biệt nếu bệnh nhân trở triệu chứng nặng thì cần đưa đến nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.

Đưa đến các cơ sở y tếĐưa đến các cơ sở y tế

Cần làm gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Dù tình trạng ngộ độc đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn nên chú ý theo dõi sức khỏe và lưu ý một số điều sau:

  • Ngừng ăn những thực phẩm nghi ngờ đó là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc.
  • Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì sẽ làm chậm đi quá trình loại bỏ các chất độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt là trẻ em vì có thể gây nên chứng lồng ruột (liệt ruột) nguy hiểm.
  • Dù đã tiến hành sơ cứu nhưng vẫn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, vì có thể trở bệnh nặng và gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Cần làm gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?Cần làm gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

3 Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Số lượng người bị ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, cho thấy hiện nay các loại sản phẩm trên thị trường đang bị mất kiểm soát trong khâu đảm bảo an toàn chất lượng. Để hạn chế và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên lưu ý và ghi nhớ những điều sau:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống, không bị ôi, thiu, có nguồn gốc xuất xứ và kiểm định an toàn rõ ràng.
  • Tuyệt đối ăn chín uống sôi.
  • Bảo quản thức ăn theo đúng hướng dẫn, để các loại thực phẩm ở nơi khô ráo, trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn sinh sôi.
  • Thức ăn đã nấu chín không nên để quá lâu ở nhiệt độ thường.
  • Đảm bảo các dụng cụ nấu ăn, ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Rửa tay sạch sẽ khi chế biến, nấu ăn và trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn ở những nơi mất an toàn vệ sinh, bụi bẩn, ẩm thấp.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩmCách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vừa rồi là những thông tin về ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu khi bị ngộ độc mà Tip Hay muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe của mình khỏi ngộ độc thực phẩm và cải thiện sức khỏe của mình.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Từ khóa: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu khi bị ngộ độcbị ngộ độc thực phẩm nên làm gìbị trúng thực nên làm gìbị ngộ độc thức ăn nên làm gìngộ độc thực phẩm nên làm gìngộ độc thức ăn nên làm gì