Kỹ năng thay tã cho trẻ sơ sinh
Nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc thay tã cho trẻ sơ sinh và không biết bắt đầu từ đâu. Tìm hiểu kỹ năng thay tã cho trẻ sơ sinh qua bài viết sau.
Thay tã cho trẻ sơ sinh thật ra không quá khó khăn nhưng đối với những bậc phụ huynh lần đầu làm ba mẹ sẽ không gặp ít lúng túng. Thấu hiểu tâm lý đó, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn cách thay tả cho bé đơn giản chỉ qua 4 bước.
1
Phụ huynh cần chuẩn bị những gì trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh?
Tã giấy sạch
Bạn nên chuẩn bị sẵn một vài chiếc tã giấy, loại tã dùng một lần trên thị trường sẽ tiện lợi hơn so với tã vải.
Bông gòn, khăn vải sạch hoặc khăn giấy ướt
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, đối với trẻ sau sinh trong 8 tuần đầu phụ huynh nên dùng bông gòn và nước ấm để vệ sinh vùng dưới cho bé thay vì khăn giấy ướt. Bởi vì khăn giấy ướt có thể gây kích ứng cho làn da non nớt và nhạy cảm của trẻ. Khi bé lớn hơn, lúc này có thể dùng khăn sạch được làm ấm hoặc khăn giấy ướt không mùi, không cồn để vệ sinh cho bé.
Một bộ quần áo sạch
Ba mẹ có thể chuẩn bị một bộ quần áo sạch để thay cho bé phòng trường hợp tã bị rò rỉ hoặc khi thay tã quần áo vô tình bị phân hoặc nước tiểu.
Kem hăm tã cho bé
Mang tã trong thời gian dài và liên tục dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh ngoài da như: hăm tã, kích ứng,... Do đó, các bác sĩ nhi khoa thường khuyên rằng phụ huynh nên chuẩn bị thêm các loại kem bôi để thoa lên vùng da mông, bẹn của trẻ sau khi vệ sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị hăm tã.
Một món đồ chơi trẻ yêu thích
Để việc thay tã trở nên đơn giản, dễ dàng hơn ba mẹ nên chuẩn bị thêm một món đồ chơi trẻ yêu thích nhằm "đánh lạc hướng' con, ngăn trẻ quấy khóc hoặc phá phách trong lúc bạn thực hiện "nhiệm vụ".
2
Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh gọn chỉ với 4 bước
Bước 1
Đặt bé nằm trên bề mặt sạch, mềm và an toàn
Trước khi thay tã, mẹ cần nên vệ sinh tay thật sạch và lau khô.
Nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng như tã giấy, kem hoặc phấn chống hăm tã, khăn lau khô hoặc khăn ẩm. Cần chọn nơi thật sạch sẽ, bằng phẳng để cho bé nằm thật thoải mái.
Với bé mới sinh, mẹ nên gập một phần của tã giấy xuống nhằm tránh che qua cuống rốn, giúp cuống rốn luôn khô ráo hoặc mẹ có thể dùng tã dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi bé sinh được 2 tuần, mẹ có thể kéo tã lên trên rốn của bé.
Bước 2
Cởi tã bẩn và vệ sinh cho bé
Đối với một số trẻ khi thay tã sẽ quấy khóc, cho nên vì thế các mẹ nên tạo bầu không khí thật vui vẻ cho bé thật thoải mái như trò chuyện cùng bé, cưng nựng cho bé được cảm giác an toàn.
Mẹ dùng 2 tay nâng phần mông của bé lên và kéo thật nhẹ nhàng phần tã củ trong người bé ra. Nếu như thấy phần mông của bé dính bẩn hoặc dính nước tiểu mẹ có thể dùng khăn khô hoặc khăn ướt để lau sạch cho bé.
Đối với bé gái: Mẹ nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau cho bé từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn. Sau đó, bạn gập khăn lại lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch mông. Khi lau xong, mẹ cho khăn ướt vào trong tã bẩn rồi cuộn lại.
Đối với bé trai: Khi lau rửa cho bé, mẹ nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé trước để bé không tè ngược lên trên và tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt bạn. Sau đó, mẹ lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé.
Bước 3
Lau khô và thay tã mới
Khi thay tã giấy cho bé, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế để lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy giữa nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì mẹ mới nên lau cho bé bằng khăn.
Sau khi đã vệ sinh cho bé thật sạch mẹ nên dùng khăn khô lau sơ lại lần nữa, nên để cho các vùng da của bé được khô để tránh tình trạng bị hâm.
Tiếp theo mẹ nên dùng phấn hoặc kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.
Bước 4
Cách thay tã mới cho bé
Mẹ dùng tay nâng mông của bé lên và đặt tã mới nằm dưới mông của bé. Mẹ kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa với mông bé. Nếu tã quá chặt dễ gây các vết hằn lên da bé, nếu tã có khe hở dễ làm rò rỉ các chất thải khi bé đi vệ sinh. Sau đó, mặc quần áo cho bé vào và vệ sinh tay thật sạch.
Các mẹ chú ý khi thao tác thay tã cho bé nên chọn những nơi ít gió, ít ánh nắng và thao tác thật nhanh để tránh tình trạng bé bị nhiễm lạnh. Hy vọng, với những chia sẻ kinh nghiệm trên sẽ giúp các bậc phụ huynh lần đầu làm ba mẹ không gặp phải bỡ ngỡ, khó khăn nhé!