Kiểm tra sức khỏe ở người cao tuổi cần làm những gì?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy, kiểm tra sức khỏe ở người cao tuổi cần làm những gì?
Việc kiểm tra sức khỏe cũng giúp người cao tuổi giữ gìn sức khỏe tốt bằng cách phát hiện và điều trị sớm các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hơn. Điều này có thể giúp họ duy trì độc lập và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây cùng Bách hoá XANH nhé!
1
Kiểm tra huyết áp
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, khoảng 74% nữ giới và 64% nam giới trong độ tuổi từ 65-74 có nguy cơ và mắc bệnh tăng huyết áp.
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đột tử do bệnh tim mạch. Đó chính là lý do tại sao bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi năm, đặc biệt khi đã vào tuổi cao.
2
Xét nghiệm mỡ máu
Giảm nồng độ cholesterol và triglyceride là cách hiệu quả để giảm nguy cơ bị đột tử tim hoặc đột quỵ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ của hai chất này cao, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc để giảm mỡ máu.
3
Tầm soát ung thư đại trực tràng
Nội soi đại trực tràng là phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện các tổn thương, như ung thư đại trực tràng. Từ 50 tuổi trở lên, bạn nên thực hiện nội soi đại trực tràng ít nhất một lần mỗi 10 năm.
Nếu gia đình có tiền sử bị ung thư đại tràng hoặc phát hiện polyp, nên thực hiện kiểm tra thường xuyên hơn. Việc phát hiện ung thư đại trực tràng sớm sẽ giúp tăng khả năng điều trị và chữa khỏi bệnh.
4
Khám mắt
Để bảo vệ sức khỏe mắt, Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những người từ 40 tuổi nên thường xuyên đi khám mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa vào kết quả của kiểm tra và đưa ra lời khuyên về thời gian kiểm tra định kỳ tiếp theo.
Khi lão hóa, nguy cơ mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp (glaucoma), đục thủy tinh thể và các vấn đề thị lực khác cũng tăng lên. Do đó, việc thực hiện kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến mắt.
5
Kiểm tra răng miệng
Sức khỏe răng miệng là vấn đề quan trọng đối với người cao tuổi. Vì vậy, để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, bạn cần thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra và chăm sóc cho miệng, răng, nướu và họng của mình.
6
Kiểm tra thính lực
Mất thính lực là một phần của quá trình lão hóa và có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền, môi trường, bệnh lý, thói quen sống, và sự tiếp xúc với âm thanh ồn ào trong thời gian dài.
Nếu bạn thấy mình gặp phải các triệu chứng như khó nghe, nghe không rõ, hay nghe tiếng ồn trong tai, thì bạn nên đi kiểm tra thính lực ngay lập tức.
7
Đo mật độ xương
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc loãng xương, nhưng phái nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Việc đo mật độ xương giúp đo lượng xương trong cơ thể, đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe xương.
Phương pháp này được khuyến khích cho những người trên 65 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hoặc ở những trường hợp đặc biệt nên được tiến hành sớm.
8
Xét nghiệm vitamin D
Vitamin D có tác dụng bảo vệ sức khỏe xương, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Tuy nhiên, theo thời gian, khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể sẽ giảm dần. Do đó, nên thực hiện xét nghiệm vitamin D hàng năm để kiểm tra và đảm bảo sức khỏe tốt.
9
Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ, có chức năng điều chỉnh tốc độ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, bạn có thể bị chậm chạp, dễ tăng cân hoặc đau nhức.
Đặc biệt, đối với nam giới, tình trạng này có thể gây ra rối loạn cương dương. Thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp và xác định mức độ hoạt động của nó.
10
Đo điện tâm đồ (ECG)
Điện tâm đồ là một phương pháp đo và ghi lại hoạt động điện của tim. Đây là một kiểm tra quan trọng để xác định sức khỏe của tim và phát hiện các vấn đề tim mạch. Cả nam và nữ trên 50 tuổi nên thực hiện điện tâm đồ ít nhất một lần và tiếp tục kiểm tra sau mỗi 2-3 năm hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết.
11
Xét nghiệm đường huyết
Để tầm soát bệnh đái tháo đường, khuyến nghị nên bắt đầu kiểm tra đường huyết từ 45 tuổi trở lên. Điều này được khuyến cáo cho cả nam và nữ giới. Những xét nghiệm cơ bản bao gồm đo đường huyết lúc đói và đo HbA1C.
12
Chụp nhũ ảnh
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh định kỳ 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư vú do có tiền sử gia đình mắc bệnh này, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện sàng lọc thường xuyên hơn, có thể hàng tháng hoặc hàng quý để phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư vú.
13
Xét nghiệm PAP (PAP smear) sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm PAP có thể giúp phát hiện ung thư cổ tử cung cho người bệnh. Đặc biệt là ở phụ nữ trên 65 tuổi, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
14
Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Phương pháp sàng lọc sớm cho ung thư tuyến tiền liệt bao gồm thăm khám trực tràng và đo nồng độ PSA. Việc sử dụng phương pháp này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và được chỉ định bởi bác sĩ.
Vậy là Bách hoá XANH vừa chia sẻ đến bạn các kiểm tra sức khỏe ở người cao tuổi. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi.com