Không phải hạt, đây mới là thói quen ăn đậu phộng tốt hơn gấp trăm lần
Không phải hạt, đây mới là thói quen ăn đậu phộng tốt hơn gấp trăm lần. Cùng tìm hiểu về mầm đậu phộng, một cách hấp thụ dinh dưỡng tối ưu mà ít ai biết.
Đậu phộng là loại hạt quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng và mùi vị khá ngon. Tuy nhiên, ít ai biết mầm đậu phộng là phương thức hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất. Cùng Tip Hay tìm lợi ích từ việc ăn mầm đậu phộng nhé!
1
Công dụng của đậu phộng nảy mầm với sức khỏe
Tương tự với giá đỗ, một loại mầm được mọc từ hạt đậu xanh thì mầm đậu phộng cũng có cách thu hoạch và thực hiện tương tự. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng thì mầm đậu phộng lại mang đến lợi ích to lớn đến với sức khỏe, nó có một số công dụng nổi bật như sau:
Chống ung thư tối ưu
Hạt đậu phộng nguyên vẹn cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định, khi nó được nảy mầm thì lượng chất béo thô và chất đạm tăng cao, có thể nói đứng đầu trong các loại rau.
Mầm đậu phộng chứa lượng vitamin, kali, canxi, sắt, kẽm, axit amin và khoáng chất cực cao, cần thiết cho sức khỏe con người.
Đồng thời, nó chứa hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh là resveratrol, đây là một hợp chất thường thấy được dùng trong điều trị ung thư, có khả năng ức chế tế bào ung thư tuyệt hảo.
Phòng chống các bệnh tim mạch và giảm cân
Đồng thời, hoạt chất resveratrol này còn giảm mỡ máu, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, trì hoãn quá trình lão hóa. Theo nghiên cứu cho thấy, mầm đậu phộng chứa gấp 100 lần hoạt chất resveratrol hơn hạt đậu phộng nguyên vẹn, quả thật tuyệt vời phải không nào.
Bên cạnh đó, ăn đậu phộng mầm còn giúp giảm cân hiệu quả, nhờ việc chuyển hóa lượng mỡ thừa trong cơ thể thành nhiệt lượng, giúp giảm mỡ cơ thể nhanh chóng cũng như thủy phân protein thành các axit amin giúp cơ thể dễ hấp thụ.
2
Cách làm đậu phộng nảy mầm tại nhà
Bước 1
Lựa chọn đậu phộng
Để làm được đậu phồng mầm ngon lành, bạn phải lựa được những hạt đậu chất lượng, đó là những những hạt đậu phộng có màu trắng, tròn đều, không có dị dạng lồi lõm, sâu mọt cắn.
Sau đó, bạn sẽ đem ngâm trong nước nửa ngày hoặc qua đêm để hạt đậu hấp thụ đủ lượng nước, nở đều thì rửa lại lần nữa từ 2 - 3 lần cho sạch.
Bước 2
Ủ đậu phộng
Tiếp đó, bạn chuẩn bị 2 tấm vải màn đã giặt sạch lên 1 cái khay có lỗ thoát nước hoặc rỗ có thau đi kèm đã khử trùng. Việc này giúp việc giữ ẩm để hạt đậu không bị hư thối, phát triển tốt nhất.
Kế đến, bạn trùm 1 tấm vải màn lên trước, sau đó cho đậu phộng vào, cuối cùng tấm vải còn lại rồi mới bọc lại cần thận và đặt nơi thiếu ánh sáng, cứ 4 - 5 tiếng thì tưới 1 lần, đảm bảo độ ẩm cần thiết để hạt nhanh nảy mầm, sau 8 ngày là có đậu phộng mầm rồi.
Mẹo giúp mầm đậu phộng nảy mầm ngon hơn: Bạn có thể cho hạt đậu lên một tấm gỗ rồi bọc lại bằng túi bóng đen vì cách này sẽ giúp mầm chúng ta ngon hơn, mập hơn.
Chú ý khi dùng mầm đậu phộng
- Mầm đậu phộng có thể chế biến như xào, nộm, trộn, ăn lẩu… hoặc dùng để ăn vặt vì mầm đậu rất giòn, tốt nhất ăn nguyên mầm sẽ tốt hơn.
- Tốt nhất là lựa loại đậu vỏ trắng, không chọn loại có vỏ màu đỏ vì nó không bổ huyết. Khi ăn nên chọn loại mới nảy mầm, đừng dùng mầm quá dài vì không ngon.
- Nếu vỏ ngoài của mầm đã có nấm mốc màu vàng thì không được ăn, vì nó đã sinh ra chất độc cũng như loại đậu phộng nảy mầm trong tự nhiên thì không nên ăn, nó có hại cho cơ thể.
Bên trên là thông tin và công dụng, cách thực hiện làm mầm đậu phộng, mong qua bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ về loại mầm tốt cho sức khỏe này cũng như tự mình sản xuất đậu mầm tự nhiên tại nhà.
Nguồn: Báo Tiền Phong