Tip hay

Không làm gì cũng đổ mồ hôi vì sao? Có nguy hiểm sức khỏe không?

Không làm gì cũng đổ mồ hôi vì sao? Có nguy hiểm sức khỏe không?

Vì sao không làm gì cũng đổ mồ hôi? Tình trạng này có nguy hiểm hay không? Cùng Tip Hay tìm hiểu ngay dưới bài viết sau nhé.

Đổ mồ hôi khi không vận động là một tình trạng thường gặp ở nhiều người, thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về nguyên nhân của nó. Hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé.

1 Lợi ích của việc đổ mồ hôi

Bài tiết chất độc

Mồ hôi giúp cải thiện hệ tuần hoàn, làm giãn các mạch máu giúp các chất độc được đẩy ra khỏi máu từ đó chống lại các bệnh về máu. Đổ mồ hôi còn giúp bạn loại bỏ nhiều chất độc trong cơ thể như: niken, kẽm, amoniac, axit lactic, ure và các hóa chất khác.

Bài tiết chất độcBài tiết chất độc

Điều hòa huyết áp

Tuyến mồ hôi có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm huyết áp, khi cơ thể vận động ra mồ hôi, máu huyết sẽ được lưu thông một cách đều đặn hơn. Hơn nữa còn giúp tăng độ đàn hồi cho thành động mạch, kết quả là giúp giảm huyết áp.

Điều hòa huyết ápĐiều hòa huyết áp

Thúc đẩy tiêu hóa

Tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn sẽ khiến khí huyết không thông, từ đó dẫn đến cảm giác khó tiêu và ăn không ngon miệng. Ngoài ra, khi tuyến mồ hôi làm việc không hiệu quả sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ và tổn thương tinh thần.

Thúc đẩy tiêu hóaThúc đẩy tiêu hóa

Ngừa loãng xương

Nhiều người lầm tưởng rằng, việc đổ mồ hôi sẽ gây mất canxi, trong thực tế, mặc dù canxi là một khoáng chất tan trong nước nhưng độ hòa tan rất thấp nên không đủ để bài tiết qua mồ hôi. Ngược lại, việc tiết mồ hôi còn giúp bảo lưu canxi, ngừa loãng xương.

Ngừa loãng xươngNgừa loãng xương

Tăng cường trí nhớ

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc vận động đổ mồ hôi có hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe của mỗi người. Nó giúp tăng khả năng tập trung cũng như khiến trí nhớ được cải thiện rất nhiều.

Tăng cường trí nhớTăng cường trí nhớ

Làm đẹp da

Ra mồ hôi giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải bụi bẩn trong lỗ chân lông, từ đó làm lỗ chân lông trở nên khô thoáng, giúp sáng và đẹp da hơn.

Làm đẹp daLàm đẹp da

2 Không làm gì cũng đổ mồ hôi vì sao?

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, chính vì thế, căng thẳng lo lắng chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn.

Mồ hôi thông thường được tiết ra do vận động chứa 99% là nước và các chất điện giải, còn khi cơ thể căng thẳng, mồ hôi chủ yếu được tiết ra ở vùng nách, bẹn chứa amoniac là chủ yếu. Các chất này kết hợp với vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu.

Căng thẳng quá mứcCăng thẳng quá mức

Béo phì

Giải thích cho việc người béo phì luôn bị đổ mồ hôi cho dù không làm gì chính là do ở những người này luôn có thân nhiệt cao hơn người bình thường.

Hệ thần kinh giao cảm của họ cũng làm việc quá mức, vì vậy nên tuyến mồ hôi của họ phải hoạt động cao hơn bình thường để hạ thân nhiệt xuống mức ổn định.

Béo phìBéo phì

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi mặc dù không làm gì. Bởi khi cơ thể không được ngủ đủ giấc, sẽ dễ làm cho hệ nội tiết và các hormone bị rối loạn. Chứng rối loạn này là nguyên nhân hàng đầu gây đổ mồ hôi mặc dù không làm gì.

Thiếu ngủThiếu ngủ

Bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)

Bệnh tăng tiết mồ hôi thực tế không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh này chủ yếu là do rối loạn hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm) gây nên.

Thông thường, hệ thống thần kinh sẽ thông qua các hạch thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi, ở những người bị cường giao cảm, hệ thống thần kinh sẽ kém nhạy bén với sự biến đổi thân nhiệt. Từ đó làm sai lệch tín hiệu truyền đi, hậu quả là tuyến mồ hôi tăng tiết quá mức.

Bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)Bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)

Rối loạn hormone

Mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiết mồ hôi quá mức. Khi hormone bị rối loạn, sẽ gây ra hiện tượng thân nhiệt cao kích thích tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động để hạ thân nhiệt, từ đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều.

Rối loạn hormoneRối loạn hormone

Ăn thức ăn không phù hợp

Việc cơ thể đổ mồ hôi quá mức có mùi hôi tanh có thể do bạn bị trimethylamine niệu. Trimethylamine là một chất hình thành khi cơ thể tiêu hóa một số loại thức ăn như đậu, trứng.

Khi cơ thể không thể chuyển hóa trimethylamine theo cách thông thường, nó sẽ giải phóng trimethylamine bằng cách tiết mồ hôi và nước tiểu, gây đổ mồ hôi dù không làm gì.

Ăn thức ăn không phù hợpĂn thức ăn không phù hợp

Mang thai, mãn kinh

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ xảy ra những biến đổi trong hệ nội tiết, từ đó gây tăng tiết mồ hôi bất thường. Những cơn toát mồ hôi như tắm này cũng đa số xảy ra với những phụ nữ đang bước vào thời kình mãn kinh.

Mang thai, mãn kinhMang thai, mãn kinh

Một số bệnh lý khác

Đổ mồ hôi quá mức cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như: Gút, cường giáp, Parkinson,... Một số trường hợp, đây cũng là dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết.

Một số bệnh lý khácMột số bệnh lý khác

3 Làm gì khi đổ mồ hôi nhiều?

Tùy vào những nguyên nhân khác nhau, có những cách để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

  • Sử dụng các chất chống ra mồ hôi ngoài da: Loại thường được sử dụng để ngăn tiết mồ hôi nhiều nhất chính là muối nhôm. Nó làm bịt các lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài. Muối nhôm thường được bào chế dạng xịt,lăn hoặc dạng bột. Lưu ý nên làm khô cơ thể trước khi sử dụng để tránh làm kích ứng da.
  • Mặc trang phục phù hợp: Chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt, không nên sử dụng màu trắng vì dễ làm lộ các vết đổ mồ hôi. Cần chuẩn bị quần áo để thay khi mồ hôi tiết quá nhiều.
  • Giảm cân: Thừa cân là một trong số những nguyên nhân gây ra tăng tiết mồ hôi quá mức. Vì thế, nếu bạn đang bị béo phì, hãy nghĩ đến việc giảm cân để ngăn tình trạng này tiếp diễn.
  • Tránh ăn những thực phẩm có hại: Những thực phẩm chứa cafein như: Cà phê, cacao, trà,
  • Khi đổ mồ hôi quá nhiều mà không xác định được nguyên nhân hoặc khi đã thực hiện hết các biện pháp trên mà vẫn không thuyên giảm, bạn hãy cân nhắc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ giúp chẩn đoán và điều trị dứt điểm căn bệnh này nhé.

Làm gì khi đổ mồ hôi nhiều?Làm gì khi đổ mồ hôi nhiều?

Ngoài ra, để điều khiển và kiểm soát cảm xúc của con người, trong có thể còn sản sinh loại hormone được gọi là hormone hạnh phúc.

Vừa rồi, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết tình trạng ra mồ hôi khi không vận động. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích qua bài viết.

Nguồn: Vinmec.com, Getthegloss

Từ khóa: Không làm gì cũng đổ mồ hôi vì sao? Có nguy hiểm sức khỏe không?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh