Tip hay

Khóc dạ đề là gì, ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ?

Khóc dạ đề là gì, ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ?

Khóc dạ đề là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng Tip Hay tìm hiểu xem khóc dạ đề là gì, ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ nhé!

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ dưới 3 tháng quấy khóc nhiều giờ liền vào ban đêm, tình trạng này sẽ kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng khiến phụ huynh như rơi vào ác mộng. Cùng Tip Hay xem qua bài viết này để xem khóc dạ đề có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không nhé!

1  Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đềNguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Để tìm ra nguyên nhân khóc dạ đề, cha mẹ cần thử kiểm tra các tình huống:

  • Kiểm tra thân nhiệt: Dùng nhiệt kế để kiểm ta xem bé có khóc do bị sốt không, nếu kèm theo nôn ói, tiêu chảy thì cần đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Trẻ bị đau: Trẻ có thể gặp các tinh trạng Đau tai, loét miệng, mẩn da, mặc tã thô cứng gây đau.
  • Kiểm tra quần áo: Quần áo quấn quá chật, tã bẩn gây kích ứng, dị vật trỏng quần áo,... đều có thể là nguyên nhân khiến bé khóc.
  • Kiểm tra nơi ngủ: Giường phải đảm bảo mềm mại, êm ái không quá nóng hay lạnh.
  • Dị ứng thực phẩm: Sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, vì vậy nếu mẹ tiêu thụ những thực phẩm mà hệ tiêu hóa trẻ không thể hấp thu gây dị ứng sẽ gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
  • Xem trẻ có bị đói không: Đói cũng là một nguyên nhân lớn khiến bé không thể ngủ, nếu bé quấy khóc nhiều bạn có thể thử cho bé bú thêm.
  • Trẻ bị đầy bụng: Khi bị ép ăn quá no bụng bé sẽ bị đầy hơi, gây khó chịu.

2  Khóc dạ đề ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ, các biện pháp xử lý

 Khóc dạ đề ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ, các biện pháp xử lý Khóc dạ đề ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ, các biện pháp xử lý

Thường thì khóc dạ đề không ảnh hưởng gì quá nhiều đến sức khỏe nếu trẻ vẫn ăn uống ngon, không có dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu kèm theo khóc như sốt, nôn, bỏ ăn,... thì cần đưa bé đến ngay bác sĩ, cơ sở y tế.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thử đổi chế độ ăn: Một vài nghiên cứu cho rằng trẻ khóc dạ đề có thể do dị ứng sữa bò, tuy nhiên hãy trao đổi thêm với bác sĩ. Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên đổi chế độ ăn qua các sản phẩm ít gây kích ứng hơn, hạn chế một số thực phẩm sữa, trứng, các loạt hạt và lúa mì. Ngừng từng nhóm thức ăn một trong vòng mộ tuần, nếu không cải thiện thì  thử ngừng nhóm thức ăn tiếp theo và theo dõi trẻ.
  • Địu bé: Đây là một cách khá hiệu quả, giữ con trên tay hay trước ngực bằng địu vải có thể giảm giảm được quấy khóc.
  • Dùng men vi sinh: Một vài nghiên cứu cho rằng một số chủng vi khuẩn đặc biệt có thể hữu ích với trẻ bị khóc dạ đề như lactobacillus reuteri, tuy nhiên bản phải hỏi dùng men vi sinh thì cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ.
  • Không rung lắc trẻ: Trẻ quấy khóc sẽ khiến bố mẹ mất bình tĩnh sẽ dỗ trẻ bằng cách rung lắc, chúng sẽ gây hội chứng rung lắc - mô tả sự chấn thương não bộ trẻ nhỏ khi bị người lớn rung lắc mạnh.
  • Massage: Massage cho trẻ được trẻ khuyến khích dùng cha mẹ có con khóc dạ đề, đem lại sự thoải mái, giao lưu tình cảm, giúp lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng tiêu hóa.

Trên đây là dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị lồng ruột mà Bách Hóa XANH muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Vinmec

Từ khóa: Khóc dạ đề là gì ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ?khóc dạ đề