Tip hay

Khó hiểu vì thấy vợ bỏ giấy bạc vào máy sấy, sau khi hiểu thì tấm tắc khen ngợi

Khó hiểu vì thấy vợ bỏ giấy bạc vào máy sấy, sau khi hiểu thì tấm tắc khen ngợi

Vợ bỏ giấy bạc vào máy sấy? Hành động lạ lùng đó có tác dụng gì mà lúc nào giặt đồ vợ cũng làm, hãy cùng tìm hiểu xem lý do khó hiểu khi vợ luôn bỏ giấy bạc vào máy sấy, sau khi hiểu ra thì chồng liền tấm tắc khen ngợi.

Quần áo sẽ thường xuyên bị dính vào người hoặc tích tụ bụi bẩn vì hiện tượng tĩnh điện xảy ra khi giặt quần áo. Nhưng ít ai biết cách khắc phục hiện tượng này. Mới đây, cư dân mạng hết lòng học hỏi bí quyết giặt đồ hiệu quả của cô vợ thông minh. Đó chính là cho giấy bạc vào máy sấy hoặc máy giặt để giảm bớt độ kết dính cho quần áo của bạn. Liệu rằng đây là một hành động “kỳ cục” hết sức? Bạn sẽ bất ngờ khi biết nguyên nhân cực kỳ thuyết phục sau.

Tại sao phải là giấy bạc mà không phải vật liệu khác?

Nguyên lý của việc giảm hiện tượng tĩnh điện trên là dùng vật liệu có tính chất hấp thụ lượng điện tích tạo ra khi ma sát. Giấy bạc là một phương án tuyệt vời.

Giấy bạc giúp ta hút các điện tích trên quần áo, việc bạn cần làm là dùng vài miếng giấy bạc (giấy bạc mà nhà bạn hay dùng để nướng thức ăn đấy!) vo lại thành cục, “cục giấy bạc” càng dày thì bạn càng sử dụng được nhiều lần.

Bạn thả những viên giấy bạc đó vào trong máy giặt hoặc máy sấy nhà bạn, đoán xem điều gì sẽ xảy ra nào? Toàn bộ điện tích sẽ được hút đi và quần áo nhà bạn sẽ không bị hiện tượng tĩnh điện làm phiền nữa.

Những viên giấy bạc có hạn sử dụng khá lâu (tầm 6 tháng), vừa tiết kiệm tiền vừa hữu ích, việc gì không thử, bạn nhỉ?

Vì sao xảy ra hiện tượng tĩnh điện trên quần áo?

Vì sao xảy ra hiện tượng tĩnh điện trên quần áo?

Hiện tượng tĩnh điện là một trạng thái mất cân bằng điện tích trên bề mặt vật liệu. Quá trình tích tụ điện tích thường xảy ra trong quá trình ma sát lúc giặt quần áo. Khi hai vật liệu tiếp xúc với nhau sẽ gây ra việc thừa điện tích dương trên vật này và thừa điện tích âm ở vật kia. Như thế sẽ dễ gây ra vấn đề bụi bẩn, lông tơ và tóc bám chặt vào quần áo do điện tích.

Những chất liệu dễ gây ra hiện tượng tĩnh điện có thể nói đến như len, nylon, polyester. Nhất là vào mùa đông, khi sử dụng quần áo có chất len, dùng máy giặt hay máy sấy sẽ khiến cho quần áo của bạn bám lông tơ li ti...rất khó chịu.

Các mẹo khác để tối ưu hóa việc giặt đồ

Giặt đồ thế nào để quần áo vừa sạch vừa lâu cũ?

Sử dụng giấm trắng thay cho công dụng của nước xả vải

Giấm có tác dụng tương tự như nước xả vải mà bạn hay dùng. Thi thoảng bạn có thể thay thế giấm trong bước giặt đồ để quần áo mềm hơn và đánh sạch những vết bẩn cứng đầu.

Dùng muối, baking soda tiêu diệt vệt ố vàng đáng ghét!

Nếu quần áo dính phải cà phê hay rượu, bạn nên ngâm đồ trước với nước muối rồi đem đi giặt. Thêm vào đó, baking soda cũng có tác dụng tương tự. Bạn thêm ít bột baking soda vào chung với nước giặt sẽ giúp cho quần áo sạch như mới.

Điều chỉnh nhiệt độ nước giặt

Điều chỉnh nhiệt độ nước giặt

Nhiệt độ nước giặt quá nóng sẽ gây hại cho quần áo, nước với nhiệt độ bình thường thì không đủ sức giúp bạn loại bỏ vi khuẩn sinh sôi và bụi bẩn. Nước ấm chính là lựa chọn thích hợp nhất. Lũ vi khuẩn và vệt bẩn sẽ chào thua trước nhiệt độ 600C đấy!

Giờ đây bạn không cần lo quần áo bị tĩnh điện hay giặt giũ không hiệu quả nữa rồi! Áp dụng những mẹo trên của Bách Hóa XANH sẽ khiến cho quần áo nhà bạn luôn mới và tránh được những bất cập khi giặt đồ vào mùa hanh khô. Việc nhà đột nhiên trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn hẳn, phải không nào các chị em ơi!

Xem thêm:

>> Mẹo giặt quần áo không phai màu

>> Mẹo giặt quần áo bằng baking soda

>> Giặt quần áo không cần bột giặt, nước giặt - bạn có tin ?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Khó hiểu vì thấy vợ bỏ giấy bạc vào máy sấy sau khi hiểu thì tấm tắc khen ngợiđi chân trầnbám dính tĩnh điệnbỏ giấy bạc vào máy sấyđi chân trầnbám dính tĩnh điệnbỏ giấy bạc vào máy sấy