Tip hay

Khi trẻ sốt cao và lên cơn co giật phải làm như thế nào?

Khi trẻ sốt cao và lên cơn co giật phải làm như thế nào?

Trẻ nhỏ có sức đề kháng khá yếu, do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu chuyển bệnh như sốt cao, nặng hơn nữa là lên cơn co giật thì phải xử lý như thế nào để không để tình trạng trở nặng. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết cách xử lý!

Khi nuôi con ở độ tuổi nhỏ, chắc hẳn không mẹ nào tránh khỏi được những lúc xót xa khi thấy con trẻ bị sốt. Ở độ tuổi này, có những cơn sốt sẽ do những căn bệnh thông thường, thế nhưng có những cơn sốt lại cực kỳ nguy hiểm, nếu không nhanh chóng chữa khỏi có thể sẽ để lại rất nhiều di chứng về sau. Hôm nay, để Bách Hóa XANH mách bạn cách xử trí khi trẻ sốt cao và lên cơn co giật.

Nhận biết ngay biểu hiện của sốt co giật ở trẻ

Nhận biết ngay biểu hiện của sốt co giật ở trẻ

Theo kinh nghiệm của ThS.BS Lê Thị Kim Dung, với những trẻ bị sốt co giật, cơn co giật sẽ xảy ra khi trẻ sốt cao hơn 39 độ Cthường xảy ra vào những ngày đầu tiên khi trẻ mắc bệnh. Do đó, khi trẻ bị sốt, bạn cần phải lưu ý liên tục theo dõi nhiệt độ cũng như các dấu hiệu khi trẻ bắt đầu sốt.

Thông thường, sốt co giật sẽ có 2 loại đơn giản và phức tạp, cụ thể như sau:

Sốt co giật đơn giản: Đây là trường hợp phổ biến nhất khi trẻ bị sốt co giật. Khi bị co giật, trẻ sẽ nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ sâu, mất hoàn toàn ý thức và co giật toàn thân trong vô thức. Hầu hết những cơn co giật kéo dài một đến hai phút, lâu lâu sẽ có những cơn kéo dài đến 15 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng thấy những biểu hiện như nôn, sùi bọt mép, mắt trợn trắng hoặc là vô thức đi vệ sinh trong cơn co giật.

Sốt co giật đơn giản

Sốt co giật phức tạp thì hiếm gặp hơn, nhưng tình trạng nặng hơn. Cơn co giật có thể kéo dài hơn đến 15 phút, co giật 1 bên cơ thể và có thể làm yếu tay hoặc chân của trẻ ngay sau cơn co giật.

Nguyên nhân gây sốt co giật mà bạn cần biết

Nguyên nhân gây sốt co giật mà bạn cần biết

Nhiễm trùng: Cơn co giật có thể đến từ việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus .

Chích ngừa: Thông thường những bé có tiêm ngừa sởi, rubella thì các bạn nên chú ý khoảng thời gian từ 8-14 ngày sau, trẻ rất dễ bị tác dụng phụ của vacxin làm cho sốt co giật.

Thành viên trong gia đình đã từng mắc phải: Nếu trong gia đình đã có thành viên nào có tiền sử bị sốt co giật thì trẻ sẽ rất dễ mắc phải.

Làm gì khi trẻ bị sốt co giật

Làm gì khi trẻ bị sốt co giật

Khi cảm thấy trẻ có những dấu hiệu sốt co giật, hãy nhanh chóng thực hiện những việc sau để trẻ không bị những hậu quả nặng nề.

Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống sàn hoặc giường. Hãy để ra xa những vật cứng, sắc nhọn vì trong cơn co giật có thể trẻ sẽ va phải và bị thương.

Nhẹ nhàng nghiêng đầu trẻ sang một bên

Nhẹ nhàng nghiêng đầu trẻ sang một bên để những chất nôn hoặc nước bọt có thể chảy hết ra từ miệng, tránh làm trẻ bị sặc.

Tuyệt đối không cho bất cứ thứ gì vào miệng của bé khi bé lên cơn co giật. Đừng nghĩ bạn sẽ hạn chế được cơn co giật mà có thể bạn đang làm bé yêu bị sặc. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn nên sử dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn để tránh làm sặc bé.

Nới lỏng quần áo, không trùm chăn, mền

Nới lỏng quần áo, không trùm chăn, mền để bé bị ngộp.

Cố gắng lưu ý thời gian của cơn co giật. Nếu thấy bé bị co giật trên 5 phút thì đừng chần chừ, hãy gọi ngay cho xe cấp cứu.

Khi trẻ đã dịu đi cơn co giật, hãy nhanh tay đưa bé đi khám để tìm tận gốc được nguyên nhân gây sốt và nhập viện để được theo dõi và chăm sóc tốt nhất.

đưa trẻ ngay đến bệnh viên để được chuẩn đoán

Nếu trẻ bị sốt co giật, điều tốt nhất và an toàn nhất nên làm là đưa trẻ ngay đến bệnh viên để được chuẩn đoán. Các bạn không nên sử dụng thuốc chống co giật để ngăn ngừa cơn sốt vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ có khả năng sốt co giật tái phát hay không?

Sau khi đã dứt bệnh, các bạn cũng nên lưu ý sẽ rất dễ để tái phát lại trong các trường hợp sau:

Trẻ có khả năng sốt co giật tái phát hay không?

Trẻ đã từng bị sốt co giật trước đó hoặc người nhà có anh chị em từng bị co giật do sốt. Nếu là trường hợp này, các bạn nên chú ý theo dõi sát sao vì đây là trường hợp nên được chú ý hàng đầu.

Trẻ có cơn sốt co giật đầu tiên trước 15 tháng tuổi, hoặc khi sốt trẻ có biểu hiện co giật thì bạn nên lưu ý đưa trẻ đi khám ngay trước khi cơn co giật tái phát.

Tham khảo ngay  mẹo chữa chân vòng kiềng an toàn hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vào có pháp đồ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin mà Bách Hóa Xanh chia sẻ, các bạn có thể ghi chú thêm vào sổ tay chăm sóc bé yêu để trang bị đầy đủ được những kiến thức chăm sóc cho bé. Sốt co giật rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nên các bạn phải cực kỳ cẩn thận áp dụng những cách trên nhé!

Nguồn: Careplus, Vinmec

Xem thêm:

>> Các cách để khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

>> Mẹo trị ho có đờm cho trẻ bằng nước hoa bưởi

>> Làm gì khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Khi trẻ sốt cao và lên cơn co giật phải làm như thế nào?trẻ sốt caotrẻ bị co giật khi sốt