Tip hay

Khi nào 'bộ máy' tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện?

Khi nào 'bộ máy' tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện?

Mỗi bộ phận trong hệ tiêu hoá đảm nhận một vai trò ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu ngay khi nào 'bộ máy' tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện qua bài viết nàt nhé!

Hệ tiêu hóa của trẻ ở những năm đầu đời chưa hoàn thiện về cấu trúc lẫn chức năng. Vì thế nên bậc phụ huynh cần hiểu rõ khi nào hệ tiêu hoá của trẻ hoàn thiện để ngăn ngừa và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1 Miệng

Cấu trúc xương hàm của trẻ chưa hoàn thiện, miệng trẻ nhỏ nhưng lưỡi rộng hơn miệng và có cựa lưỡi phát triển tốt, giúp trẻ ngậm vú mẹ tốt hơn. Niêm mạc miệng của trẻ rất mỏng, có nhiều mạch máu, dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn nên các mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên.

Các tuyến nước bọt của trẻ cho đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi mới phát triển, vì vậy chế độ ăn tốt nhất trong giai đoạn này là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chảy nước miếng sinh lý thường gặp ở trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi do dây thần kinh số V bị kích thích bởi mầm răng. Nước bọt chứa các men tiêu hóa tinh bột: amylase, mantase…, hoạt tính của các men này tăng dần theo số tuổi. Trẻ sinh ra mà không có răng, răng sữa sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 4 đến 6 tháng sau khi sinh và sẽ kết thúc khi tất cả 20 răng đã mọc trong 24 đến 30 tháng.

Khi được một tuổi, cấu trúc miệng của trẻ gần như hoàn thiện. Khi trẻ lên 6 tuổi, răng vĩnh viễn bắt đầu nhú và thay thế răng sữa.

Răng sữa sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 4 đến 6 tháng sau khi sinhRăng sữa sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 4 đến 6 tháng sau khi sinh

2 Thực quản

Trẻ sơ sinh có thực quản hình phễu, thành mỏng và cơ co bóp yếu nên dễ bị nôn trớ. Chiều dài của thực quản thay đổi kích thước theo tuổi phát triển và đạt đến chiều dài đầy đủ khi trưởng thành.

  • Sơ sinh: 10-11cm
  • 1 tuổi: 12cm
  • 5 tuổi: 16cm
  • 10 tuổi: 18cm
  • 15 tuổi: 20cm
  • Người lớn: 25-32cm

Trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớTrẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ

3 Dạ dày

Dạ dày của trẻ sơ sinh thường tròn, nằm ngang và tương đối cao. Do hệ cơ của trẻ nhỏ, đặc biệt là cơ thắt tâm vị còn phát triển yếu, dạ dày dễ biến dạng sau khi ăn, cơ thắt môn vị chưa phát triển tốt (căng hơn cơ thắt môn vị) nên trẻ đặc biệt dễ bị nôn trớ sau khi ăn quá no, đặc biệt 6 tháng đầu đời.

Theo thời gian, hệ tiêu hóa của bé sẽ dần hoàn thiện nhưng thời gian bao lâu thì tùy từng trẻ, tôi có con 12 tháng tuổi.

Các bà mẹ nên nâng cao đầu trẻ sau khi bú và cho trẻ bú thành từng đợt để tránh sữa trào ngược khi cơ thắt tâm vị chưa đóng kín khi dạ dày co bóp để sữa chảy hết xuống ruột non. (Nên cho trẻ bú cách từ 2,5 đến 3 giờ), không ăn quá no và tránh ép trẻ bú liên tục.

Khi trẻ được 1 tuổi, dạ dày của trẻ không còn nằm ngang như lúc còn bé nữa mà ngay từ nhỏ nó đã tăng lên theo chiều dọc, tạo thành hình bầu dục thuôn dài. Từ hai tuổi, cấu trúc của dạ dày phát triển và hoàn thiện hơn, gần giống như của người lớn.

Các bà mẹ nên nâng cao đầu trẻ sau khi bú và cho trẻ bú thành từng đợt Các bà mẹ nên nâng cao đầu trẻ sau khi bú và cho trẻ bú thành từng đợt

4 Ruột

Trên thực tế, ruột của trẻ nhỏ thường dài hơn người lớn, đến khi trẻ được 6 tháng thì ruột già của trẻ có chiều dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể của trẻ, còn ruột già của người lớn chỉ gấp 4 lần chiều cao.

Ruột non có đặc điểm là có diện tích ống tiêu hóa tương đối rộng, ở trẻ em thì thành ruột mỏng, có nhiều hệ thống mạch máu, tính thảm thấu cao nên trong những năm đầu tiên hệ thống ruột dần dần hoàn thiện, cần được chăm sóc tốt.

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, ruột thừa thường không cố định và nằm sau manh tràng nên việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ khó khăn hơn. Trực tràng của trẻ tương đối dài, cơ yếu, niêm mạc lỏng lẻo nên rất dễ sa ra ngoài khi ho, rặn nhiều.

Sau 7 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã trưởng thành, giải phẫu và sinh lý, đặc biệt là hệ vi khuẩn đường ruột, gần giống với người lớn.

Ruột của trẻ nhỏ thường dài hơn người lớnRuột của trẻ nhỏ thường dài hơn người lớn

5 Tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan tiết ra nhiều loại men tiêu hóa khác nhau như trypsin, lipase, amylase giúp trẻ chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate,...từ dạng phân tử phức tạp sang dạng phân tử đơn giản dễ hấp thu, giúp trẻ hấp thu qua đường ruột. Trong những năm đầu đời của trẻ, tuyến tụy vẫn chưa hoàn thiện chức năng của mình nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất thích hợp để trẻ hấp thu.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất thích hợp để trẻ hấp thuSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất thích hợp để trẻ hấp thu

6 Gan

Gan trẻ sơ sinh lớn, chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, có nhiều mạch máu, nhưng tế bào gan chưa phát triển đầy đủ. Ngoài men tiêu hóa từ tuyến tụy, mật do gan tiết ra cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành các phân tử đơn giản, dễ hấp thu.

Thức ăn được tiêu hóa trong đường ruột nhờ tác dụng của các men tiêu hóa có trong dịch ruột, dịch tụy, dịch mật...Tuy nhiên hàm lượng các men này ở trẻ thấp hơn so với người lớn nên dễ bị rối loạn tiêu hoá và kém hấp thu.

Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá và kém hấp thuTrẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá và kém hấp thu

Nhìn chung, hệ tiêu hoá của trẻ có những đặc điểm khác biệt so với người trưởng thành. Hy vọng rằng phụ huynh dã nắm rõ các chức năng của từng bộ phận, từ đó sắp xếp chế độ dinh dưỡng và có thể phòng tránh các vấn đề về đường tiêu hoá ở trẻ.

Nguồn: Vinmec

Từ khóa: Khi nào 'bộ máy' tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh