Tip hay

Khám phá ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa thiên lý

Khám phá ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa thiên lý

Hoa thiên lý là một loại hoa được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Hoa có thể sử dụng làm thức ăn và được xem như một dược liệu tốt cho sức khỏe.

Thiên lý, hay còn được gọi là dạ lài hương, cây hoa lý. Hoa được sử dụng chủ yếu cho việc nấu ăn nhưng bên cạnh đó thì nó cũng có những công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, ý nghĩa hoa thiên lý cũng rất đặc biệt mà không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau đây của Bách Hóa XANH sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để khám phá ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa thiên lý.

1 Cây thiên lý là cây gì?

Thiên lý là một loại thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, cây thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa và nhiều cây bụi. Cây thường được trồng tạo thành giàn vừa giúp tạo bóng mát, vừa tô điểm thêm không gian của ngôi nhà.

Thiên lý là một loại thực vật dạng dây leoThiên lý là một loại thực vật dạng dây leo

Nguồn gốc, ý nghĩa cây thiên lý

Nguồn gốc

Nguồn gốcNguồn gốc

Cây thiên lý có nguồn gốc từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Tại Việt Nam, các gia đình thường trồng cây thiên lý ở khu vực bờ tường hoặc trên các giá thể.

Ý nghĩa

Hoa thiên lý đại diện cho một tình yêu chung thủy và son sắt, cùng nhau vượt qua khó khăn, trở ngại để sống hạnh phúc bên nhau. Dù có cách xa ngàn dặm cũng không thể chia lìa tình yêu đôi lứa.

Ý nghĩa của cây thiên lý xuất phát từ một câu chuyện dân gian từ xa xưa. Chuyện kể rằng, có một đôi vợ chồng rất yêu thương nhau. Người chồng có biệt tài thổi sáo rất hay làm cho muôn loài đều yêu thích, từ cỏ cây đến chim muông đều say đắm. Trong đó có một con rắn lục độc ác cũng yêu thích tiếng sáo của chàng trai. Vì muốn chiếm đoạt chàng trai, con rắn lục ấy đã hóa thân thành người vợ.

Ý nghĩaÝ nghĩa

Người vợ tên là Thiên Lý và con rắn hóa thành người vợ rất giống nhau. Điều này khiến chàng trai không thể nào phân biệt được. Vì thế, anh ta nhờ các bô lão giúp đỡ.

Các bô lão đã đề ra rất nhiều thử thách cho 2 người vợ. Ở thử thách cuối cùng, người vợ thật đã nói rằng “ Dù có cách xa ngàn dặm ta vẫn nhận ra chàng”. Cuối cùng, con rắn lục bị lật tẩy. Vợ chồng chàng trai sống hạnh phúc bên nhau.

Kể từ đó, dân gian đã dựa vào câu nói của Thiên Lý và đặt tên cho loài cây thân leo với những chùm hoa nhỏ nhắn với cái tên là thiên lý - ngụ ý là ngàn dặm.

Ngoài ra, cây thiên lý còn đại diện cho sự chân thành của con người Việt Nam. Đây cũng là loài cây biểu tượng cho sự giản dị, mộc mạc của làng quê Việt.

Đặc điểm, phân loại cây thiên lý

Cây thiên lý là cây thân mềm hóa gỗ, thân cây trơn, cây trồng leo giàn, cành non có màu xanh đậm, khi về già sẽ có màu nâu.

Lá cây hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày, đường kính là trung bình từ 5-10cm và gân mọc nổi lên trên.

Đặc điểm phân loại cây thiên lýĐặc điểm phân loại cây thiên lý

Hoa thiên lý mọc thành chùm, hoa mọc từ các nách lá. Bông có màu xanh lục hoặc vàng, gồm có 5 cánh. Mỗi bông hoa có đường kính nhỏ khoảng 1cm, nhờ mọc thành chùm nên nhìn chúng khá to. Hoa thường nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Hoa có mùi khá thơm và dịu nhẹ.

Cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất vào mùa xuân. Nếu được trồng ở điều kiện khí hậu phù hợp cây sẽ phát triển rất nhanh chóng và nhiều hoa. Cây phù hợp trồng ở nơi có nhiều nắng và gió.

2 Tác dụng của cây thiên lý

Tác dụng đối với sức khỏe

  • Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ em, có thể nghiền lá và hoa nấu chung với cháo.
  • Hỗ trợ điều trị giun kim: Lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn từ 7-10 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa và lá thiên lý xào thịt bò hoặc luộc lên chấm muối vừng ăn sẽ có tác dụng rất tốt.
  • Chữa mụn nhọt: Lấy lá thiên lý giã nhỏ đắp vào chỗ mụn. Đắp trong 2-3 ngày sẽ khỏi.

Tác dụng của cây thiên lýTác dụng của cây thiên lý

  • Người bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý kết hợp với bạch cúc, ngải cứu, rau má, lá đinh lăng. Đây là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả trong Đông y.
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt heo hoặc lá vông nem sẽ có công dụng giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hoa thiên lý rất tốt cho việc giảm cân bởi vì trong thành phần có chứa nhiều chất xơ và ít calo. Món ăn chế biến từ hoa thiên lý mang đến cảm giác no, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo.
  • Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị là thiên lý non và một ít muối ăn. Lấy lá rửa xanh, giã nát với muối và cho thêm ít nước, rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng bông gòn tẩm qua nước này, đắp trực tiếp lên búi trĩ. Dùng băng gạc giữ cố định và để qua đêm, thực hiện liên tục trong 4-6 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống

Thịt bò xào hoa thiên lý

Thịt bò xào hoa thiên lýThịt bò xào hoa thiên lý

Thịt bò xào hoa thiên lý là một trong những món ăn rất tốt cho sức khỏe, thịt bò giàu dinh dưỡng, hoa thiên lý lợi cho sức khỏe, kết hợp lại tạo nên một món ăn bổ dưỡng mà lại rất ngon. Hoa thiên lý thơm mát, giòn giòn cùng với vị ngọt của thịt bò là món ngon rất thích hợp cho những bữa cơm gia đình ngày đầu hè nắng nóng.

Tham khảo thêm: Thịt bò xào hoa thiên lý mềm thơm, hấp dẫn cho bữa cơm trưa

Canh chua hoa thiên lý

Canh chua hoa thiên lýCanh chua hoa thiên lý

Ngoài dùng để xào thì hoa thiên lý còn có thể đem đi nấu canh rất ngon. Canh chua bông thiên lý mang màu sắc khá hấp dẫn người dùng với sự kết hợp của hoa thiên lý, cà chuachả cá mang đến hương vị chua chua ngọt ngọt khó cưỡng. Món dân dã nhưng ăn rồi nhớ hoài không thôi, là món canh bổ dưỡng không thể thiếu trong bữa cơm gia đình.

Tham khảo thêm: Cách nấu canh chua hoa thiên lý bổ dưỡng thơm ngon chẳng cần cầu kỳ

Cháo yến mạch hoa thiên lý

Cháo yến mạch hoa thiên lýCháo yến mạch hoa thiên lý

Cháo yến mạch hoa thiên lý là món ăn có tác dụng thanh lọc cơ thể và giảm cân hiệu quả. Không chi tốt cho sức khỏe, cháo yến mạch hoa thiên lý còn là món ăn vô cùng hấp dẫn. Với vị ấm nóng của cháo nấu nhừ, vị dai của thịt băm, độ giòn của thiên lý, cùng hương thơm yến mạch đem đến một món ăn tuyệt vời.

3 Cách trồng và chăm sóc cây thiên lý

Cách trồng cây thiên lý tại nhà

Bước 1 Bạn nên chọn đất trồng thiên lý là đất pha cát, đất xốp, có khả năng hút nước và thoát nước tốt, không nên trồng trong đất quá ướt do đây là loại cây ưa cạn.

Bước 2 Chọn giống thiên lý mà bạn muốn trồng trong 2 loại dây lươn và dây thân, sau đó cắt thành từng đoạn dài 15 – 20cm.

Cách trồng cây thiên lý tại nhàCách trồng cây thiên lý tại nhà

Bước 3 Đặt cành thiên lý vào rơm hoặc trấu và ủ cành trong 10 – 15 ngày cho cây ra rễ, kết hợp tưới cây 2 lần vào buổi sáng để cây ra rễ nhanh hơn.

Bước 4 Sau khi ủ xong, bạn tiến hành đào hố sâu 30 – 40cm, thêm các loại phân, cát vào rồi cho cành thiên lý đã được ủ vào hố và lấp đất lại.

Bước 5 Tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và tối để cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhanh ra hoa.

Mẹo hay: Trước khi ủ, dùng tro bếp bôi lên cành thiên lý để tránh mất nước, sau đó nhúng vào dung dịch kích thích rễ để cây phát triển nhanh hơn.

Cách chăm sóc cây thiên lý

Cách chăm sóc cây thiên lýCách chăm sóc cây thiên lý

Với những cây thiên lý non bạn cần tưới nước đều đặn 2 lần/ngày để kích thích cây phát triển. Những cây trưởng thành bạn thì cần tưới 3 – 4 lần/tuần để cung cấp đủ lượng nước thiết yếu cho cây.

Để cây ra hoa nhanh hơn bạn nên bón phân định kỳ cho cây, có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ hoặc phân tổng hợp và giữ nhiệt độ thích hợp từ 22 – 35 độ C.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thiên lý

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thiên lýLưu ý khi trồng và chăm sóc cây thiên lý

Khi trồng cây thiên lý, bạn cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại như rầy rệp và bọ trĩ, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Nếu phát hiện thì cần phải bắt giết ngay, khi mật độ nặng thì có thể sử dụng thuốc Supracide để phun. Đặc biệt phải tránh để cây thiếu nước.

Vào mùa mưa, bạn cũng nên chú ý nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng cho cây, thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già và cành để giàn hoa thiên lý thông thoáng, tránh một số loại nấm bệnh gây hại cho cây thiên lý khiến cây bị thối gốc, thối rễ, hoa bị teo, năng suất và chất lượng giảm.

4 6 hình ảnh đẹp về cây thiên lý

Hình ảnh đẹp về cây thiên lýHình ảnh đẹp về cây thiên lý

Dàn cây thiên lýDàn cây thiên lý

Hoa thiên lý đẹpHoa thiên lý đẹp

Cây thiên lý trồng đấtCây thiên lý trồng đất

Hoa thiên lý nở rộHoa thiên lý nở rộ

Trồng thiên lý tại nhàTrồng thiên lý tại nhà

Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa, tác dụng và cách trồng hoa thiên lý mà Tip Hay tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Từ khóa: Khám phá ý nghĩa tác dụng và cách trồng hoa thiên lýcây thiên lýý nghĩa cây thiên lýcách trồng cây thiên lýhình ảnh cây thiên lý