Huyết áp thấp nên làm gì, ăn gì? Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
Huyết áp thấp khiến cơ thể xây xẩm, choáng váng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những điều nên và không nên khi bị huyết áp thấp.
Huyết áp giảm đột ngột so với mức bình thường là tình trạng mà bạn không nên chủ quan. Nếu huyết áp không ổn định, bạn có thể gặp những rủi ro về sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Vậy tại sao chúng ta dễ mắc bệnh huyết áp thấp? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
1
Huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa, nhất là liên quan đến tim mạch. Tình trạng bệnh được biểu thị qua chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg so với 120/80 mmHg như người bình thường. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu (áp lực do tim bơm máu qua lòng động mạch) <90 mmHg.
- Huyết áp tâm trương (áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập) <60 mmHg.
Đây là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt, người cao tuổi và phụ nữ mang thai thường dễ bị huyết áp thấp.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Bạn sẽ thường thấy 2 loại chính là huyết áp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
Các yếu tố gia đình hoặc điều kiện sinh sống sẽ được phân loại vào nhóm huyết áp sinh lý. Còn lại, huyết áp bệnh lý xảy ra do rối loạn chức năng tim, thận, hoặc thay đổi hormone.
Ngoài ra, những người sử dụng rượu bia nhiều hoặc có tác dụng phụ với thuốc tây cũng sẽ dễ mắc bệnh huyết áp thấp.
Khi huyết áp giảm đột ngột, bạn sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững hoặc có cảm giác buồn nôn. Nếu bệnh trở nặng, bạn có thể mất ý thức và rơi vào trạng thái mê sảng.
Huyết áp xuống thấp dẫn đến thiếu oxy khiến nhịp thở mỗi lúc nhanh hơn. Da bắt đầu tái nhợt và thị lực giảm dần. Tùy vào mức độ mà cơ thể bạn sẽ có những cơn đau đầu khác nhau.
2
Khi bị huyết áp thấp nên làm gì?
Khi bị huyết áp thấp tại nhà, hãy từ từ ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi (lưu ý dùng gối kê đầu) ở nơi thoáng khí. Bạn có thể uống nước lọc để giúp điều hòa nhịp tim.
Hoặc khi bạn đang lái xe và xuất hiện những dấu hiệu như hoa mắt, giảm tập trung hoặc tim đập nhanh, bạn nên nhanh chóng tấp vào nơi gần nhất. Sau đó, dùng hai ngón tay nhẹ nhàng day đi day lại huyệt thái dương ở cuối mi mắt khoảng 20-50 lần.
Nếu vẫn cảm thấy chưa ổn, bạn có thể nhờ người xung quanh hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
3
Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
Khi thấy một người xuất hiện triệu chứng giống như huyết áp thấp, bạn nên đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát. Từ từ để họ ngồi xuống hoặc nằm trên bề mặt phẳng. Dùng gối hoặc vật có thể kê đầu và để chân cao hơn so với đầu.
Bạn có thể dùng trà gừng, nước chanh, cafe hoặc socola để giúp cơ thể bệnh nhân ổn định trở lại. Nếu không có sẵn thực phẩm trên, bạn cho họ uống nhiều nước lọc để giúp điều hòa nhịp thở bình thường.
Trường hợp bệnh nhân vẫn chưa phục hồi, bạn nên đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
4
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị huyết áp thấp
Những người có nguy cơ mắc huyết áp thấp cần chú ý chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như:
- Nho khô: Kiểm soát chức năng tuyến thượng thận và làm giảm độ cứng của mạch máu giúp lưu thông máu tốt hơn.
- Rễ cam thảo: Ổn định hàm lượng cortisol trong máu về mức cân bằng.
- Loại muối chứa sodium: Làm tăng huyết áp để đưa cơ thể về trạng thái ổn định (lưu ý không sử dụng quá liều lượng).
- Nước chanh: Chứa chất oxy hóa hỗ trợ lưu thông máu.
- Hạnh nhân: Chứa hàm lượng potassium và sodium giúp chỉ số huyết áp trở về mức cân bằng.
- Thực phẩm chứa caffein như trà, cafe, chocolate nóng,...
- Các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan lợn, tôm, cá, trứng, khoai lang, rau dền, quả lựu,...
Bên cạnh đó, bạn không nên dùng những thực phẩm dễ làm hạ đường huyết như táo mèo, cà rốt, cà chua, mướp đắng, rau bina, cần tây,... Hạn chế sử dụng bia hoặc rượu vì chúng gây mất nước khiến huyết áp không ổn định.
5
Cách đề phòng tụt huyết áp
Huyết áp thấp có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi. Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm dinh dưỡng, giàu sodium và vitamin.
Với những người bị huyết áp thấp thì ăn muối nhiều hơn nhưng vẫn sử dụng trong liều lượng cho phép. Hãy uống nhiều nước vì chúng giúp tăng thể tích máu và điều hòa huyết áp ổn định.
Nên chú ý đến thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên là cách giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nhờ vào những hoạt động thể chất lành mạnh, bạn sẽ luôn giữ được tinh thần thoải mái và lạc quan.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để dễ dàng theo dõi tình trạng thay đổi với cơ thể.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp thấp mà Tip Hay chia sẻ, có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cải thiện lối sống lành mạnh cho bạn và gia đình.
Nguồn: Vinmec