Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng như thế nào?
Hút thuốc lá có thể là tác nhân của nhiều căn bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vậy hút thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Sức khỏe răng miệng ngày càng được chú trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng đó chính là hút thuốc lá.
Một số bệnh về răng miệng thường gặp do hút thuốc lá là gì? Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc các căn bệnh đó? Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
1
Tác hại của hút thuốc lá với sức khỏe răng miệng
Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại đối với cơ thể, vì thế khi hút thuốc lá sẽ khó tránh khỏi các bệnh về răng miệng. Theo một nghiên cứu của đại học Osaka (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh nha chu chính là hút thuốc lá. Một số tác hại của việc hút thuốc lá khác đối với răng miệng như:
- Miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Răng trở nên ố vàng, đen.
- Nguyên nhân mắc bệnh viêm tuyến nước bọt.
- Nguyên nhân mắc bệnh bạch sản, có các dấu hiệu như các mảng dày màu trắng xuất hiện ở lưỡi, nướu, gò má.
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu xương hàm khi bị mất răng, ảnh hưởng đến khuôn mặt và chức năng nhai của răng.
- Gây ra các bệnh liên quan đến nướu răng.
- Tăng khả năng mắc bệnh ung thư khoang miệng.
- Khi thực hiện chỉnh nha, phẫu thuật răng sẽ có thời gian phục hồi lâu hơn và đau hơn.
- Khó khăn trong quá trình cấy ghép răng.
Tham khảo thêm:
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5: Hoạt động hưởng ứng
2
Dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng do hút thuốc
Nếu gặp các vấn đề về răng miệng hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng do hút thuốc:
- Răng lung lay, cảm giác như sắp rụng.
- Có khoảng trống giữa các răng với nhau.
- Hơi thở, miệng hôi khó chịu.
- Nướu lỏng, mềm, sưng đỏ và bị chảy máu.
- Nướu răng xuất hiện tình trạng chảy mủ.
Tham khảo thêm:
Thuốc lá điện tử là gì? 8 tác hại của thuốc lá điện tử mà bạn cần phải biết
3
Cách giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng nướu khi hút thuốc
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng khi hút thuốc bạn hãy chăm sóc răng miệng thật kỹ càng, như một số cách sau đây:
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần, nên chọn kem đánh răng có chứa chất flour.
- Vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn bằng chỉ nha khoa.
- Uống nước đều đặn, kích thích tuyến nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ để phát hiện sớm các căn bệnh và chữa trị.
- Cố gắng để bỏ thuốc lá.
4
Cách bỏ thuốc lá hiệu quả
Bạn có thể thấy hút thuốc lá gây ra rất nhiều bệnh về răng nướu nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế hãy cố gắng bỏ thuốc lá để tránh khỏi các căn bệnh đó. Mặc dù bỏ thuốc lá rất khó khăn nhưng hãy thử một số cách đơn giản mà hiệu quả sau đây:
- Sử dụng sản phẩm thay thế thuốc lá: Mỗi lần muốn hút thuốc lá bạn hãy thay thế và sử dụng các loại sản phẩm khác như kẹo ngậm, kẹo cao su hay miếng dán nicotine…
- Uống nhiều nước: Uống một ly nước có thể giúp bạn làm giảm các cơn thèm thuốc.
- Để bàn tay bận rộn: Để từ bỏ các thói quen cầm điếu thuốc, bạn hãy thay thế bằng giấy, bút chì hay bất cứ thứ gì khác.
- Làm những việc theo sở thích của bản thân: Để đầu óc không suy nghĩ đến thuốc lá nữa, lúc rảnh rỗi bạn hãy làm những việc yêu thích như nghe nhạc, xem phim, chơi game…
- Vận động cơ thể: Tập các bài tập thể dục, hoặc đi bộ, chạy bộ, hít đất để cơ thể khỏe hơn. Bên cạnh đó hãy thư giãn bản thân bằng cách ngồi thiền, tắm nước ấm để quên đi cảm giác thèm thuốc.
- Tham gia khóa bỏ thuốc lá, đến những nơi cấm hút thuốc: Tạo cho bản thân một môi trường kỷ luật hơn, nơi có những người bạn có cùng chí hướng sẽ là một cách rất hiệu quả trong việc bỏ thuốc lá.
Tham khảo thêm: 8
mẹo cai thuốc lá cực nhanh, đơn giản, không dùng thuốc
Hút thuốc lá là một thói quen ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng mỗi người. Có nhiều cách để làm giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh về răng miệng, nhưng tốt nhất vẫn là bỏ thuốc lá. Trên đây là một vài thông tin về thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi