Hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ nhi cách sơ cứu khi con bị sặc sữa
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị sặc sữa? Bài viết dưới đây Tip Hay sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sơ cứu cho bạn.
Đối với trẻ sơ sinh thì hiện tượng sặc sữa thường xuyên xảy ra, có thể gây nguy hiểm đến đến tính mạng của trẻ. Vì lý do đó, ba mẹ nên biết một số cách sơ cứu cho trẻ nếu bé gặp tình trạng trên để đảm bảo an toàn. Và bài viết dưới đây Tip Hay sẽ hướng dẫn cho bạn nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Triệu chứng và nguyên nhân điển hình khi trẻ bị sặc sữa
Theo bác sĩ CKII Phạm Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trẻ bị sặc sữa sẽ có một số triệu chứng sau:
- Khi trẻ đang bú hoặc đang ngủ sau khi ăn mà bị ho sặc sụa , da tím tái và dần lịm đi
- Sữa bị trào ra từ đường mũi hoặc miệng
- Bé bị hốt hoảng, da xanh tái, cơ thể có dấu hiệu mềm nhũn hoặc căng cứng
- Trường hợp nặng hơn là bé có thể bị ngừng thở
- Đối với những trẻ bị đẻ non hoặc có các dị tật vùng hàm mặt, giảm cơ lực,... sẽ có các dấu hiệu sặc sữa khá là yên tĩnh, chủ yếu biểu hiện bằng cách tím cơ thể, bắt đầu từ vùng môi, sau đó là tới quanh góc mũi, thở nhanh hoặc thở chậm, cuối cùng là ngừng thở.
Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa:
- Ba mẹ cho trẻ ăn hoặc bú không đúng tư thể, thậm chí là cho bé bú quá no
- Cho bé bú khi đang khóc và đang ho
- Sử dụng các loại núm vú cao su có lỗ thoát quá to khiến sữa chảy nhiều
- Các bé sinh non có phản xạ về việc bú - nuốt kém hoặc các trẻ có dị tật tại vùng họng như sứt môi và hở hàm ếch,...
2
Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa
Đối với trẻ còn ho được
Cha mẹ nên nghiêng đầu của bé sang một bên và lau sạch sữa ở mũi và miệng trẻ, khuyến khích trẻ ho để thông khí và tuyệt đối không sử dụng tay để móc họng trẻ.
Đối với trẻ còn tỉnh nhưng không ho được
Đối với trường hợp trẻ bị bất tỉnh
Các cách thổi ngạt
Thổi ngạt miệng - mũi: Lấy hơi bình thường, trùm chặt kín miệng của người thực hiện lên mũi trẻ, thổi hơi vào trong lồng ngực cho đến khi phồng lên, lặp lại 2 lần
Thổi ngạt miệng - miệng: Lấy hơi bình thường, trùm chặt kín miệng người thực hiện lên miệng bé và nhớ dùng tay kẹp mũi trẻ, thực hiện như thổi ngạt miệng - mũi
3
Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa
Những việc nên làm
- Nên cho trẻ bú ở tư thế thoải mái, cao đầu
- Sử dụng các loại núm vú có kích thước vừa phải và nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để không khí ít đi vào, tránh tình trạng sặc sữa
- Với trường hợp sữa mẹ quá nhiều, nên kìm hãm lại dòng chảy của sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp đầu vú
- Sau khi bú, nên để trẻ nằm sấp khoảng 15-20 phút, vỗ nhẹ lưng để bé có thể ợ hơi, tránh gây đầy hơi
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ đối với trẻ bị nhẹ cân
- Cần đi thăm khám các bác sĩ chuyên gia đối với các trẻ bị dị tật để giảm khả năng bị sặc
Những việc cần tránh
- Không cho cho trẻ bú khi đang khóc, cười hoặc ho
- Không quấn tã hoặc mặc quần áo quá chật tạo áp lực lên bụng trẻ
- Không ép trẻ ăn quá no
- Không để trẻ gập cổ khi bú hoặc ngửa cổ, hiện tượng sặc sữa sẽ dễ xảy ra hơn
Bài viết trên là những thông tin về các cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa mà cha mẹ nên biết. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Tip Hay để có thêm nhiều kiến thức hay nữa nhé!
Nguồn: Phụ nữ Việt Nam